Tổng kết dạy nghề nông nghiệp

Qua khóa học gần 3 tháng đã giúp cho học viên có dịp học hỏi những kiến thức cơ bản của quy trình kỹ thuật SX giống và nuôi thủy sản nước ngọt (cá rô đồng, cá sặc rằn, cá lóc, tai tượng, tra, cá thát lát còm, cá rô phi, cá điêu hồng...) gồm những nội dung:
Đặc điểm sinh học các loài cá nước ngọt; các yếu tố môi trường nước; kỹ thuật nuôi vỗ, sinh sản các loài cá trên; kỹ thuật ấp trứng và ương cá bột; kỹ thuật cải tạo ao nuôi cá; cách xử lý nước; cách chọn giống cá, loại cá và mật độ thả giống; cách cho ăn, chăm sóc, quản lý cá nuôi, quản lý môi trường nước, phòng trị bệnh.
Khóa học đã tập trung nhiều ở phần thực hành SX nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho nông dân, đã giúp họ được “mắt thấy tai nghe tay làm” từng yêu cầu của quy trình kỹ thuật.
Sau khi kết thúc khóa học, 100% học viên được nhận chứng chỉ nghề. Học viên có thể tự cho sinh sản nhân tạo các loài cá trên và nuôi thương phẩm một số loài cá nước ngọt.
Đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập các tổ hợp tác, được vay ưu đãi để SX.
Được biết trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đang thực hiện 27 lớp dạy nghề trồng lúa, trồng rau màu, trồng cây ăn trái; chăn nuôi heo, bò, gà; nuôi tôm; SX giống và nuôi thương phẩm ếch, lươn, cá nước ngọt.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.

Năm 2012, diện tích nuôi tôm càng xanh toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1.285 ha, đạt 58 % kế hoạch, sản lượng hơn 1.600 tấn, năng suất trung bình 1,3 tấn/ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh và TX. Hồng Ngự. Hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở sản xuất giống và 10 cơ sở ngoài tỉnh có đủ năng lực và điều kiện sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 353 triệu tôm giống phục vụ người nuôi, chưa xảy ra hiện tượng thiếu hụt con giống.

Ở xã Phú Thành (Phú Tân - An Giang) nhiều hộ khá lên nhờ nuôi dê. Mô hình này đang được nhân rộng, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Liên tục nhiều ngày qua, đàn heo của khoảng 10 hộ chăn nuôi heo ở xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đột nhiên chết la liệt.

Mấy ngày qua, người trồng mía huyện U Minh (Cà Mau) đều có chung tâm trạng lo lắng, bởi giá mía bán ra rất thấp.