Tổng Đàn Gia Súc Giảm, Gia Cầm Tăng

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.
Các hộ chăn nuôi lợn hiện nay cũng không ổn định do chi phí thức ăn, thuốc thú y tăng cao trong khi giá bán heo thương phẩm lại thấp dẫn đến nhiều hộ lỗ vốn nên hiện nay đàn lợn chỉ phát triển ở các gia trại, trang trại nhận nuôi gia công cho Công ty cổ phần CP. Việc chăn nuôi tại hộ gia đình theo quy mô nhỏ lẻ dự báo sẽ còn giảm do nhiều hộ bỏ chuồng trống.
Riêng tổng đàn gia cầm các loại tăng 16,27% so cùng kỳ, tính đến ngày 1.10 đạt 4.915.094 con, tập trung chủ yếu ở đàn gà tăng 21,72%. Nguyên nhân do có một số doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi gà công nghiệp nên đàn gà tăng mạnh, đồng thời một số trang trại hợp đồng nuôi gia công cho các công ty nên dự báo đàn gà công nghiệp sẽ phát triển ổn định. Hiện nay đang có nhiều dự án đầu tư chăn nuôi gà lạnh theo mô hình khép kín tại huyện Dương Minh Châu, Tân Châu, Hoà Thành…
Đàn vịt giảm 13,51% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở các hộ nuôi quy mô nhỏ lẻ nhằm cải thiện đời sống nên không phát triển đàn. Tại các trang trại, gia trại nuôi chủ yếu là vịt siêu thịt, vì vậy giá thịt hơi tăng mạnh, mặc dù số con hiện có giảm.
Các loại vật nuôi khác phát triển không đồng bộ, do sản xuất chăn nuôi tự phát chạy theo lợi nhuận. Hiện nay việc chăn nuôi ổn định chỉ tập trung ở các hộ nuôi rắn Long Thừa. Tuy nhiên, những tháng gần đây, giá thu mua đang có dấu hiệu giảm, do vậy người nuôi thu được lợi nhuận từ việc chăn nuôi này thấp hơn những năm trước khá nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp của địa phương, Hội ND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), hỗ trợ nông dân thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

Hiện nay các mặt hàng chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau đã xuất khẩu qua được 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng gấp đôi so với đầu năm 2010.

Tôm sú có giá trị kinh tế cao đã bị 2 cơ sở kinh doanh ở TT-Huế bơm hóa chất màu trắng đục để tăng trọng lượng khi bán cho các nhà hàng tiệc cưới nhằm thu lợi bất chính.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tính đến giữa tháng 6.2015, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh tăng mạnh 43% so với cùng kỳ năm trước.

Tại buổi tọa đàm“Phát triển sắn và bảo vệ rừng ở Việt Nam: Thực trạng và ý nghĩa về chính sách” vừa tổ chức mới đây ở Hà Nội, các đại biểu cho biết diện tích trồng sắn đã tăng đáng kể, trong đó chủ yếu là lấy từ đất đồi, rừng.