Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra

Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra
Ngày đăng: 21/08/2015

Để có thêm thông tin trước khi triển khai, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với dự án MESMARD-2 đi khảo sát tại một số tỉnh và hiệp hội cá Tra về tình hình triển khai Nghị định 36/2014. Theo kết quả đánh giá sơ bộ, trên tổng số 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hiện mới có 2 tỉnh đã phê duyệt quy hoạch cá Tra, các tỉnh còn lại đang chờ phê duyệt trong khoảng thời gian từ nay tới cuối năm. Mặc dù vậy, hầu hết các tỉnh đã thực hiện việc cấp hoặc cấp tạm thời (với những tỉnh chưa phê duyệt quy hoạch) mã số nhận diện cơ sở nuôi.

Về số liệu đăng ký hợp đồng xuất khẩu, tính từ đầu năm 2015 tới nay, Hiệp hội cá Tra đã xác nhận được 13.254 bộ hồ sơ của 186 doanh nghiệp. Hiệp hội cũng đang trong quá trình nâng cấp phần mềm nội bộ lên phần mềm đăng ký trực tuyến.

Ngày 17/8/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với dự án MESMARD-2 tổ chức tập huấn triển khai sử dụng CSDL sản xuất và tiêu thụ cá Tra. Mục đích của lớp tập huấn là giới thiệu cách sử dụng phần mềm và lấy ý kiến góp ý của các đơn vị về các thông tin đầu vào. Đến dự tập huấn có khoảng 30 đại biểu là lãnh đạo các chi cục Thủy sản và các cán bộ chuyên môn; đại diện hiệp hội cá Tra.

Tại hội nghị, chuyên gia tư vấn của dự án đã giới thiệu về thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc và cách thức sử dụng phần mềm. Dữ liệu có mức độ chi tiết tới từng ao nuôi bao gồm:

- Thông tin sản xuất như cơ sở nuôi, ao nuôi, sản lượng đăng ký của từng ao, chứng chỉ được cấp, định vị vệ tinh

- Thông tin tiêu thụ như doanh nghiệp xuất khẩu, khối lượng, chủng loại, thị trường

Trong quá trình tập huấn, các chi cục Thủy sản cũng đã chia sẻ những thông tin về tình hình triển khai cấp mã số nhận diện và đăng ký nuôi theo nghị định 36/2014. Các đơn vị đánh giá cao sự cần thiết của CSDL và cũng đưa ra một số góp ý để hoàn thiện nội dung. Chuyên gia tư vấn của dự án MESMARD-2 đã tiếp thu và cam kết sẽ hoàn thiện vào cuối tháng 8. Sau đó, Tổng cục Thủy sản sẽ chính thức yêu cầu các đơn vị cập nhật dữ liệu vào CSDL.


Có thể bạn quan tâm

Khá Lên Nhờ Tận Dụng Bờ Liếp Trồng Màu Khá Lên Nhờ Tận Dụng Bờ Liếp Trồng Màu

Nếu như chỉ nghe giới thiệu, không nhìn tận mắt thì không ai tin trên vùng đất giáp biển như Mỹ Bình, xã Phú Tân, huyện Phú Tân, lại phủ kín hoa màu trong suốt hai mùa mưa nắng.

01/08/2013
Đất Ít, Thu Nhập Cao Từ Trồng Lan Mokara Đất Ít, Thu Nhập Cao Từ Trồng Lan Mokara

Chỉ có 500m2 đất, nhưng hai nông dân trẻ Dương Văn Long và Lê Ngọc Nghĩa, ở khu phố Phú Hòa, phường Phú Đức (TX. Bình Long) vẫn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm nhờ trồng lan Mokara.

01/08/2013
Bắp Chưa Thu Hoạch Đã Nảy Mầm Bắp Chưa Thu Hoạch Đã Nảy Mầm

Đã đến ngày bắp cho thu hoạch, thế nhưng người dân ở thôn Cây Da, xã Phú Văn (Bù Gia Mập) lại đang dở khóc dở mếu. Bắp bị thương lái trả lại, hủy hợp đồng mua hàng với lý do bị nảy mầm ngay tại vườn rẫy.

01/08/2013
Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.

01/08/2013
Trồng Rau Húng Cho Thu Nhập Cao Trồng Rau Húng Cho Thu Nhập Cao

Anh Phạm Văn Nam ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long) có hơn 1 sào đất trồng rau húng lủi. Vào mùa nắng mỗi ngày anh cắt 20kg, mùa mưa giảm một nửa. Trung bình 20 ngàn đồng/kg, thu hoạch đến đâu anh bỏ mối đến đó, thậm chí có những thời điểm không đủ tiêu thụ ở chợ thị xã Phước Long.

01/08/2013