Tổng cục Thủy sản triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá Tra

Để có thêm thông tin trước khi triển khai, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với dự án MESMARD-2 đi khảo sát tại một số tỉnh và hiệp hội cá Tra về tình hình triển khai Nghị định 36/2014. Theo kết quả đánh giá sơ bộ, trên tổng số 10 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hiện mới có 2 tỉnh đã phê duyệt quy hoạch cá Tra, các tỉnh còn lại đang chờ phê duyệt trong khoảng thời gian từ nay tới cuối năm. Mặc dù vậy, hầu hết các tỉnh đã thực hiện việc cấp hoặc cấp tạm thời (với những tỉnh chưa phê duyệt quy hoạch) mã số nhận diện cơ sở nuôi.
Về số liệu đăng ký hợp đồng xuất khẩu, tính từ đầu năm 2015 tới nay, Hiệp hội cá Tra đã xác nhận được 13.254 bộ hồ sơ của 186 doanh nghiệp. Hiệp hội cũng đang trong quá trình nâng cấp phần mềm nội bộ lên phần mềm đăng ký trực tuyến.
Ngày 17/8/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với dự án MESMARD-2 tổ chức tập huấn triển khai sử dụng CSDL sản xuất và tiêu thụ cá Tra. Mục đích của lớp tập huấn là giới thiệu cách sử dụng phần mềm và lấy ý kiến góp ý của các đơn vị về các thông tin đầu vào. Đến dự tập huấn có khoảng 30 đại biểu là lãnh đạo các chi cục Thủy sản và các cán bộ chuyên môn; đại diện hiệp hội cá Tra.
Tại hội nghị, chuyên gia tư vấn của dự án đã giới thiệu về thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc và cách thức sử dụng phần mềm. Dữ liệu có mức độ chi tiết tới từng ao nuôi bao gồm:
- Thông tin sản xuất như cơ sở nuôi, ao nuôi, sản lượng đăng ký của từng ao, chứng chỉ được cấp, định vị vệ tinh
- Thông tin tiêu thụ như doanh nghiệp xuất khẩu, khối lượng, chủng loại, thị trường
Trong quá trình tập huấn, các chi cục Thủy sản cũng đã chia sẻ những thông tin về tình hình triển khai cấp mã số nhận diện và đăng ký nuôi theo nghị định 36/2014. Các đơn vị đánh giá cao sự cần thiết của CSDL và cũng đưa ra một số góp ý để hoàn thiện nội dung. Chuyên gia tư vấn của dự án MESMARD-2 đã tiếp thu và cam kết sẽ hoàn thiện vào cuối tháng 8. Sau đó, Tổng cục Thủy sản sẽ chính thức yêu cầu các đơn vị cập nhật dữ liệu vào CSDL.
Có thể bạn quan tâm

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.