Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Sau khi khảo sát tại hộ nuôi cá tra thương phẩm Năm Nê và cơ sở sản xuất ca tra bột Hồ Hoàng Khôn thuộc xã Thường Thới Tiền, Tổng cục Thủy sản đánh giá cao tiềm năng của huyện trong việc phát triển cá tra như: có nguồn nước sạch do sông Tiền cung cấp là yếu tố quyết định trong việc nuôi cá tra, hiện diện tích nuôi cá tra của huyện là 11ha nhưng với tiềm năng và lợi thế trên huyện có thể phát triển diện tích nuôi cá tra trên 200ha; việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn huyện cũng rất thuận lợi; huyện Hồng Ngự có truyền thống nuôi cá tra lâu đời nhất đồng bằng sông Cửu Long...
Tổng cục Thủy sản sẽ định hướng cho tỉnh khai thác vùng tiềm năng của huyện đẩy mạnh phát triển việc nuôi cá tra thương phẩm, chủ yếu là các vùng ven sông Tiền và cồn bãi mà hiệu quả đầu tư nông nghiệp không cao.
Có thể bạn quan tâm

Qua khảo sát thực tế cho thấy những năm gần đây, các gia đình, trang trại chăn nuôi đang có xu hướng sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nhiều năm nay, Đồng Nai là nơi thu hút nhiều “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Không “cờ giong trống mở”, song các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng triệu USD để xây dựng mới và mở rộng chăn nuôi theo quy trình khép kín.

Ngoài việc tránh hạn thành công, việc chuyển sang trồng rau quả còn mang lại cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng lúa. Trong khi nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên bị thiệt hại nặng bởi hạn hán, thì tại huyện Chư Quynh, tỉnh Đắc Lắc, nông dân đã tránh hạn thành công nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa sang trồng những loại hoa màu phù hợp.

Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.

Trong những ngày nghỉ lễ, người nông dân vùng Đông Bắc tỉnh đã liên tiếp đón nhận niềm vui khi trời đổ cơn mưa lớn giúp hàng ngàn ha cây trồng được giải hạn.