Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Sau khi khảo sát tại hộ nuôi cá tra thương phẩm Năm Nê và cơ sở sản xuất ca tra bột Hồ Hoàng Khôn thuộc xã Thường Thới Tiền, Tổng cục Thủy sản đánh giá cao tiềm năng của huyện trong việc phát triển cá tra như: có nguồn nước sạch do sông Tiền cung cấp là yếu tố quyết định trong việc nuôi cá tra.
Hiện diện tích nuôi cá tra của huyện là 11ha nhưng với tiềm năng và lợi thế trên huyện có thể phát triển diện tích nuôi cá tra trên 200ha; việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn huyện cũng rất thuận lợi; huyện Hồng Ngự có truyền thống nuôi cá tra lâu đời nhất đồng bằng sông Cửu Long...
Tổng cục Thủy sản sẽ định hướng cho tỉnh khai thác vùng tiềm năng của huyện đẩy mạnh phát triển việc nuôi cá tra thương phẩm, chủ yếu là các vùng ven sông Tiền và cồn bãi mà hiệu quả đầu tư nông nghiệp không cao.
Có thể bạn quan tâm

Tại huyện Long Mỹ (Hậu Giang), hiện thương lái mua gừng tại rẫy có giá 21.000 đồng/kg. So với vài tháng trước, giá gừng đã giảm 6.000 đồng/kg nhưng cao hơn vụ cùng kỳ 11.000 đồng/kg. Với năng suất trung bình mỗi công khoảng 1,3 - 1,5 tấn, nông dân bán thu được từ 45 - 50 triệu đồng/công. Sau khi trừ chi phí lời khoảng 30 triệu đồng.

Trồng trọt từng chiếm giá trị tổng sản lượng rất lớn trong toàn ngành Nông nghiệp. Tuy vậy, tăng trưởng của ngành này nhiều năm nay không ổn định, mấy năm gần đây có xu hướng chậm lại.

Theo giới thiệu của Bí thư Đoàn xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương - Lào Cai), chúng tôi đến thăm gia đình anh Giàng Seo Di khi anh chuẩn bị lên đồi hái quýt cho phiên chợ cuối tuần. Sau gần 2 giờ đi bộ lên đồi, tôi có dịp nghe anh kể về hành trình thoát nghèo của gia đình nhờ cây quýt Mường Khương.

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, các trang trại, gia trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong khi nhiều nông dân thành phố hoa đang “quay lưng” lại với cây atiso - đặc sản của Đà Lạt do giá cả bấp bênh, đầu ra thiếu ổn định, thì anh Nguyễn Trung Thành, một người con đất Sài thành lại bỏ phố lên núi để gắn bó với loại cây trồng này dưới chân núi LangBiang.