Tồn trữ cà phê thế giới cuối vụ 2015/16 sẽ thấp nhất 4 năm

USDA nhận định, tồn trữ cà phê cuối niên vụ tới sẽ giảm xuống 31,5 triệu bao loại 60 kg, mức thấp chưa từng có kể từ vụ 2011/12, bởi sự sụt giảm mạnh ở Brazil, nước sản xuất hàng đầu thế giới, xuống chỉ 4,3 triệu bao.
USDA cũng hạ dự báo về tồn trữ của Brazil cuối vụ 2014/15 xuống 5,8 triệu bao, từ mức 6,9 triệu bao dự báo hồi tháng 12 năm ngoái, với lý do xuất khẩu tăng.
Sản lượng cà phê thế giới được dự báo sẽ tăng lên 152,7 triệu bao trong niên vụ tới, từ mức 146,3 triệu bao niên vụ 2014/15, do sản lượng của Brazil tăng lên 52,4 triệu bao từ mức 51,2 triệu bao, và của Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới – tăng lên 28,6 triệu bao từ mức 28,2 triệu bao.
Sản lượng arabica – được sử dụng phổ biến để rang xay - của Brazil sẽ tăng 3,8% lên 38 triệu bao nhờ thời tiết thuận lợi sau niên vụ trước đó bị hạn hán.
Sản lượng robusta – thường được sử dụng trong sản xuất cà phê hòa tan – sẽ giảm 2,6 triệu bao xuống 14,4 triệu bao do “mưa dưới mức trung bình và nhiệt độ trên mức trung bình” ở Espirito Santo, nơi trồng nhiều robusta nhất của Brazil.
Sản lượng cà phê Việt Nam – nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới - niên vụ 2015/16 dự báo sẽ tăng 400.000 bao lên 28,6 triệu bao bởi năng suất cải thiện nhờ thời tiết thuận lợi. Từ tháng 1 đến tháng 3/2015, khu vực Tây Nguyên bị hạn hán và nắng nóng. Nhưng mưa đã đến từ tháng 4 và thuận lợi cho việc nở hoa và sự phát triển của quả. Diện tích trồng dự báo sẽ không thay đổi so với năm ngoái, bởi diện tích tăng nhẹ ở Lâm Đồng và Đak Nông, nhưng lại giảm nhẹ ở Gia Lai. Trên 95% sản lượng sẽ là robusta. Xuất khẩu dự báo sẽ tăng 500.000 bao lên 25,5 triệu bao, trong khi tồn trữ sẽ vẫn giữ ở mức như cuối niên vụ trước.
Sản lượng cà phê Việt Nam – thống kê và dự báo (ĐVT: triệu bao loại 60 kg)
Tại nước sản xuất lớn thứ 3, Colombia, dự báo sản lượng sẽ tăng lên 13 triệu bao, mức cao nhất trong vòng 2 thập kỷ, bởi nỗ lực chống lại bệnh gỉ lá đã mang lại hiệu quả như mong đợi. Bệnh gỉ lá đã làm sản lượng của Colombia giảm 40% kể từ đầu niên vụ 2008/09.
Tại nước sản xuất lớn thứ 4, Indonesia, và nước sản xuất lớn thứ 6, Honduras, sản lượng sẽ cao kỷ lục, lần lượt 11 triệu bao và 5,9 triệu bao.
Tại Indonesia, thời tiết thuận lợi trong giai đoạn cây ra hoa và kết trái sẽ giúp sản lượng tăng 2,2 triệu bao so với năm ngoái, trong khi ở Honduras bệnh gỉ lá được chữa trị sẽ giúp sản lượng tăng 700.000 bao.
Tiêu thụ cà phê thế giới cũng sẽ tăng mạnh, lên 147,7 triệu bao trong niên vụ 2015/16, và thị trường sẽ dư thừa 5 triệu bao, cao hơn mức dư thừa 290.000 bao vụ 2014/15.
Dự báo của USDA về cung – cầu cà phê thế giới (triệu bao loại 60 kg/bao)
Có thể bạn quan tâm

Theo Kế hoạch của UBND TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), từ năm 2020 - 2030, thành phố sẽ thực hiện Dự án “Phát triển kinh tế địa phương gắn với du lịch”. Hiện nay, dự án mới được triển khai nhưng đã nhận được sự đồng lòng của người dân. Với nỗ lực của địa phương, cộng với lòng dân đồng thuận, dự án đang có nhiều thuận lợi để sớm hình thành, tạo bước phát triển mới cho địa phương.

Sau chuyến công tác tại Philippines tìm hiểu sâu về thị trường lúa gạo, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho biết, hiện giá gạo trong tháng 6 ở Philippines đã tăng thêm 2-3 peso/ngày (1USD bằng 40 peso) và hiện nay, giá gạo 25% tấm đạt 27 peso (mức giá gạo do nhà nước bán ra), còn gạo của tư nhân nhập cảng thì thường bán với giá 37- 40 peso.

Vụ sản xuất dưa hấu sớm năm nay thời tiết khá thuận nên năng suất đạt khá cao, bình quân từ 26 tấn đến 30 tấn/ha. Tuy giá dưa thương phẩm đang ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu được cũng từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha chỉ sau 60 ngày gieo trồng và chăm sóc.

Do công suất nhà máy có hạn, trong khi người dân tập trung thu hoạch đồng loạt, nhất là những thời điểm dự báo thời tiết bất lợi như bão lũ nên nhà máy không thu mua hết số sắn thu hoạch được. Người dân bán cho tư thương để tiêu thụ ra ngoài địa phương khoảng 23.000 tấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách địa phương.

Theo ông Nguyễn Lương Hiền, Chủ tịch Hội Nghề cá Thừa Thiên-Huế, đây là mô hình đồng quản lý giữa nhà nước và cộng đồng ngư dân. Việc các địa phương ven biển giao quyền khai thác mặt nước biển ven bờ giúp ngư dân tránh đánh bắt bằng các phương tiện theo lối tận thu, hủy diệt; giảm bớt chi phí trong công tác quản lý.