Tốn Tới 38 Triệu USD Để Nhập Giống Lúa

Dù đã chủ động được phần lớn giống lúa, nhưng Việt Nam vẫn phải chi gần 38 triệu USD để nhập giống lúa lai, trong đó phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam đã chi gần 38 triệu USD để nhập khẩu hơn 11.200 tấn hạt giống lúa lai, gieo trồng khoảng 400 nghìn ha lúa. Phần lớn lúa lai được nhập từ Trung Quốc và các Công ty đa quốc gia.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.
Vừa qua, có thông tin cho rằng “70% giống lúa của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc” là chưa chính xác. Thực tế, con số nhập khoảng 70% giống nói trên là phần lúa lai, chiếm diện tích không lớn trong tổng diện tích lúa cả nước.
Theo ông Định, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 rất khó, do phải đáp ứng nhiều điều kiện kỹ thuật, tùy thuộc điều kiện thời tiết, nên giá thành lẫn rủi ro cao. “Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã hứa trước Quốc hội là sẽ chủ động được giống lúa lai, phải chủ động sản xuất 70% giống lúa lai, 30% còn lại nhập khẩu”, ông Định nói.
Theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có hơn 260 giống lúa đã được chấp nhận đơn bảo hộ quyền tác giả, trong đó 91 giống đã được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, hiện Việt Nam có quá nhiều loại giống, nhưng chất lượng không cao; tình trạng làm giống giả, nhái, kém chất lượng tràn lan.
Thời gian qua, qua thanh kiểm tra, có trên 210 mẫu giống lúa có một hoặc một số chỉ tiêu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; phát hiện sai phạm tại gần 140 cửa hàng, xử lý vi phạm 94 cửa hang.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134880/ton-toi-38-trieu-usd-de-nhap-giong-lua.html
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm có xu hướng giảm tại nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, EU…

Hiện nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của tỉnh Bình Thuận như: Công ty Hải Nam, Thaimex, Hải Thuận, Sơn Tuyền, Hải Phong Việt, Hải Tiến, Nam Hải... là những doanh nghiệp chủ lực thuộc Hiệp hội Thủy sản.

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.

Sau bài Thịt heo sạch: Gian nan đường vào chợ đăng trên Báo SGGP số ra ngày 3-11, chiều 12-11, bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ, cho biết công ty vừa tăng thêm 3 điểm bán lẻ thịt heo VietGAP tại TPHCM.

Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thực hiện hiệu quả mô hình thực nghiệm nuôi gà trống thiến trên gà tàu lai. Mô hình được thí nghiệm trên 64 gà tàu lai nuôi vỗ béo đến 120 ngày.