Tốn Tới 38 Triệu USD Để Nhập Giống Lúa

Dù đã chủ động được phần lớn giống lúa, nhưng Việt Nam vẫn phải chi gần 38 triệu USD để nhập giống lúa lai, trong đó phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam đã chi gần 38 triệu USD để nhập khẩu hơn 11.200 tấn hạt giống lúa lai, gieo trồng khoảng 400 nghìn ha lúa. Phần lớn lúa lai được nhập từ Trung Quốc và các Công ty đa quốc gia.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.
Vừa qua, có thông tin cho rằng “70% giống lúa của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc” là chưa chính xác. Thực tế, con số nhập khoảng 70% giống nói trên là phần lúa lai, chiếm diện tích không lớn trong tổng diện tích lúa cả nước.
Theo ông Định, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 rất khó, do phải đáp ứng nhiều điều kiện kỹ thuật, tùy thuộc điều kiện thời tiết, nên giá thành lẫn rủi ro cao. “Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã hứa trước Quốc hội là sẽ chủ động được giống lúa lai, phải chủ động sản xuất 70% giống lúa lai, 30% còn lại nhập khẩu”, ông Định nói.
Theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có hơn 260 giống lúa đã được chấp nhận đơn bảo hộ quyền tác giả, trong đó 91 giống đã được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, hiện Việt Nam có quá nhiều loại giống, nhưng chất lượng không cao; tình trạng làm giống giả, nhái, kém chất lượng tràn lan.
Thời gian qua, qua thanh kiểm tra, có trên 210 mẫu giống lúa có một hoặc một số chỉ tiêu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; phát hiện sai phạm tại gần 140 cửa hàng, xử lý vi phạm 94 cửa hang.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134880/ton-toi-38-trieu-usd-de-nhap-giong-lua.html
Có thể bạn quan tâm

Từ một giống “trồng chơi ăn thật”, cây mè bỗng trở thành nỗi ám ảnh đối với người nông dân ở các huyện Đông Nam, tỉnh Gia Lai khi cùng một lúc bị thiệt hại kép: mất mùa, rớt giá.

Chỉ giữ được giá cao trong thời gian đầu vụ, hiện nay trái thanh long chính vụ của tỉnh Bình Thuận đang bị rớt giá thảm hại.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mưa lớn đã ngớt, một số khu vực không còn bị ngập úng. Người dân ở khu vực ngập úng nói chung, huyện Lục Ngạn - Vùng cây ăn quả của tỉnh nói riêng đang tích cực khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Tuy nhiên, do nước rút chậm, gây khó khăn cho người dân.

Cuối tháng 7 vừa qua, tỉnh lộ 334 (giai đoạn 1) có tổng chiều dài gần 14km đi qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) nối với các xã trong huyện hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho Vạn Yên phát triển kinh tế - xã hội.

Quả nhãn Hưng Yên đang chuẩn bị bước vào thị trường Mỹ, mở ra những cơ hội mới cho người nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế, mặc dù con đường cho quả nhãn sang Mỹ thật không dễ dàng…