Tốn Tới 38 Triệu USD Để Nhập Giống Lúa

Dù đã chủ động được phần lớn giống lúa, nhưng Việt Nam vẫn phải chi gần 38 triệu USD để nhập giống lúa lai, trong đó phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam đã chi gần 38 triệu USD để nhập khẩu hơn 11.200 tấn hạt giống lúa lai, gieo trồng khoảng 400 nghìn ha lúa. Phần lớn lúa lai được nhập từ Trung Quốc và các Công ty đa quốc gia.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.
Vừa qua, có thông tin cho rằng “70% giống lúa của Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc” là chưa chính xác. Thực tế, con số nhập khoảng 70% giống nói trên là phần lúa lai, chiếm diện tích không lớn trong tổng diện tích lúa cả nước.
Theo ông Định, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 rất khó, do phải đáp ứng nhiều điều kiện kỹ thuật, tùy thuộc điều kiện thời tiết, nên giá thành lẫn rủi ro cao. “Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã hứa trước Quốc hội là sẽ chủ động được giống lúa lai, phải chủ động sản xuất 70% giống lúa lai, 30% còn lại nhập khẩu”, ông Định nói.
Theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có hơn 260 giống lúa đã được chấp nhận đơn bảo hộ quyền tác giả, trong đó 91 giống đã được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, hiện Việt Nam có quá nhiều loại giống, nhưng chất lượng không cao; tình trạng làm giống giả, nhái, kém chất lượng tràn lan.
Thời gian qua, qua thanh kiểm tra, có trên 210 mẫu giống lúa có một hoặc một số chỉ tiêu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; phát hiện sai phạm tại gần 140 cửa hàng, xử lý vi phạm 94 cửa hang.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134880/ton-toi-38-trieu-usd-de-nhap-giong-lua.html
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã gây thiệt hại cho người trồng các địa phương ở mức đáng báo động. Diện tích bị nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất vào tháng 8 - 9/2014 lên đến 12.870 ha, chiếm 53,1% diện tích thanh long toàn tỉnh.

“Các địa phương tăng cường biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng loạt đối với các vườn thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu, khu vực lân cận, như thu gom cành rơi vãi, chặt tỉa cành bệnh, ủ bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB tiêu diệt bào tử nấm; đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân cân đối đảm bảo phòng, trừ bệnh đốm nâu đạt hiệu quả cao. Sở Nông nghiệp & PTNT phổ biến kịp thời các thông tin mới, ý kiến cơ quan khoa học về cách phòng ngừa bệnh này cho người trồng thanh long thực hiện”.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, 2.000 tấn vải đã được ký kết để đưa vào Hapro; 1.000 tấn được đưa vào Coop mart, 100 tấn/tháng vào Big C, 200 tấn/tháng vào siêu thị Fivimart và Hiway…

Mặc dù từ đầu năm tới nay, tình hình XK tôm sang Mỹ sụt giảm mạnh mẽ, tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ nay tới hết năm, XK tôm sang Mỹ sẽ tăng lên.

Hoa hồng dần đang trở thành cây trồng phổ biến ở huyện Đồng Văn. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng Cao nguyên đá.