Tổn Thất Về Giá Trị Cá Ngừ Lên Đến 70%

Nhận định được đưa ra sau khảo sát của các cơ quan chuyên môn tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nơi đứng đầu cả nước về khai thác cá ngừ đại dương.
Cụ thể, đa phần cá ngừ đại dương tại các cảng cá ở các tỉnh Nam Trung Bộ bán ra với mức giá chỉ bằng 1/3 so với giá cá bán sang Nhật do không đủ tiêu chuẩn xuất tươi nguyên con. Mỗi năm, sản lượng cá ngừ đại dương khai thác của ngư dân Nam Trung Bộ không dưới 15.000 tấn nhưng chỉ có 20% đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Vì vậy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá ngừ liên tục tăng trưởng trong những năm qua và đạt trên 500 triệu USD vào năm 2013, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lại phải nhập lượng nguyên liệu để chế biến khoảng 260 triệu USD.
Tổn thất về giá trị cá ngừ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hàng ngàn gia đình ngư dân mà còn khiến cho hơn 100 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ cũng khó chủ động về nguồn nguyên lieu.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.
Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức Lễ ra mắt mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú.
Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.