Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa 635 Triệu USD/năm

- Đây là thông tin chính thức được đưa ra tại Hội thảo về bảo quản lúa gạo cho ĐBSCL diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 30-6.
Tiến sĩ Phạm Văn Tấn (Phó giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN-PTNT) cho biết: “Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%. Ngoài ra, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo cũng lên đến 50%. Các mất mát về chất cũng rất lớn, chưa được xem xét hết. Cụ thể như chất lượng, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc cấp thấp chiếm đa số, giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan và Mỹ từ 80 - 100 USD/tấn”.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng giá trị trong chuỗi sản xuất, các chuyên gia đề xuất giải pháp tập trung đầu tư phát triển hệ thống silo bảo quản, tồn trữ lúa gạo tại ĐBSCL. Đây được đánh giá là hướng phát triển tất yếu của công nghiệp chế biến lúa gạo. Các cụm silo lúa hiện đại được trang bị hệ thống lấy mẫu để kiểm định chất lượng đầu vào, thiết bị làm sạch, sấy khô lúa; hệ thống nạp vào và tháo lúa ra bằng cơ giới; theo dõi tự động nhiệt độ của lúa trong trong quá trình bảo quản… Chất lượng lúa gạo được bảo đảm trong thời gian khá dài; rất thuận lợi cho việc chủ động nguồn hàng, chờ giá cao, kéo dài thời gian tiêu thụ, đảm bảo an ninh lương thực…
Có thể bạn quan tâm

Vườn nhà tôi trồng được 3 cây bưởi trưng có quả to (nặng 6 – 7kg), vỏ mầu xanh vàng rất đẹp. Loại bưởi này chủ yếu dùng để trưng trên bàn thờ cúng tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, vì thế có giá bán rất cao

Với phong trào nuôi tôm thẻ phát triển như hiện nay, nuôi bán thâm canh theo hướng thân thiện là rất cần thiết. TSVN xin giới thiệu một số lưu ý kỹ thuật khi áp dụng hình thức này trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Măng tây xanh còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,...

Cải xoong hay xà lách xoong, là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh thuộc họ rau cải, có vị hăng cay nhẹ. Tương truyền khi đi tìm nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ ngành y) đã chọn nơi mọc đầy những cọng cải xoong xanh tươi, bởi đó là loại thuốc chữa được nhiều bệnh nhất, dễ trồng nhất

Để giúp người chăn nuôi nắm vững vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai có cuộc trao đổi với Phó giáo sư - tiến sĩ LÊ VĂN NĂM, Phó chủ tịch Hiệp hội sản xuất - kinh doanh thuốc thú y Việt Nam kiêm Phó ban khoa học Hiệp hội gia cầm Việt Nam