Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa 635 Triệu USD/năm

- Đây là thông tin chính thức được đưa ra tại Hội thảo về bảo quản lúa gạo cho ĐBSCL diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 30-6.
Tiến sĩ Phạm Văn Tấn (Phó giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN-PTNT) cho biết: “Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%. Ngoài ra, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo cũng lên đến 50%. Các mất mát về chất cũng rất lớn, chưa được xem xét hết. Cụ thể như chất lượng, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc cấp thấp chiếm đa số, giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan và Mỹ từ 80 - 100 USD/tấn”.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng giá trị trong chuỗi sản xuất, các chuyên gia đề xuất giải pháp tập trung đầu tư phát triển hệ thống silo bảo quản, tồn trữ lúa gạo tại ĐBSCL. Đây được đánh giá là hướng phát triển tất yếu của công nghiệp chế biến lúa gạo. Các cụm silo lúa hiện đại được trang bị hệ thống lấy mẫu để kiểm định chất lượng đầu vào, thiết bị làm sạch, sấy khô lúa; hệ thống nạp vào và tháo lúa ra bằng cơ giới; theo dõi tự động nhiệt độ của lúa trong trong quá trình bảo quản… Chất lượng lúa gạo được bảo đảm trong thời gian khá dài; rất thuận lợi cho việc chủ động nguồn hàng, chờ giá cao, kéo dài thời gian tiêu thụ, đảm bảo an ninh lương thực…
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi vịt trời của gia đình anh Nguyễn Hữu Quốc, xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Châu Á Thái Bình Dương (TPP), sản phẩm chăn nuôi nhập vào thị trường trong nước có mức thuế bằng 0%. Ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh gay gắt ngay trên "sân nhà".

Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, lại được trồng liên vụ cho thu nhập ổn định, cây khoai sáp đang được nhiều nông dân xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) lựa chọn để thay thế cho những cánh đồng 1 vụ đang khát nước.

Đến nay, mô hình cánh đồng lớn được triển khai tại 39 điểm, trên địa bàn 18 xã ở các huyện trong tỉnh Cà Mau với quy mô hơn 8.500 ha.

Sáng 25-9, Sở KH-CN đã tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh invitro gốc ghép để tạo cây giống tiêu ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh trên địa bàn tỉnh BR-VT.