Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm

Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, do áp lực chuẩn bị vào vụ và đường tồn kho nhiều nên giá bán đường tiếp tục giảm.
Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.
Lượng đường tồn kho của các nhà máy tính đến 15/10/2014 là 202,5 nghìn tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 43 nghìn tấn. Do áp lực chuẩn bị vào vụ và đường tồn kho nhiều nên giá bán đường tiếp tục giảm.
Giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy từ 11.700 đến 12.500 đồng/kg, giảm so với tháng trước khoảng 600 đồng/kg và so với cùng kỳ năm trước giá bán đường giảm từ 2.500 đến 2.800 đồng/kg. Hiện, giá mua mía 10 CCS tại ruộng ở Tây Ninh đạt 900.000 đồng/tấn, tại Sóc Trăng đạt 786.000 đồng/tấn, tại Hậu Giang đạt 800.000 đồng/tấn. So với cùng kỳ năm trước giảm từ 50.000 đến 100.000 đồng/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Giá trị sản phẩm bán ra khoảng 8,2 tỉ đồng là con số mà Ban tổ chức Chợ phiên nông sản lần 3 năm 2015 ước tính tại Lễ bế mạc ở Công viên Làng Hoa Gò Vấp tối hôm qua, 4-10. Con số nà

KTNT - Hàng chục hộ dân ở thôn 9, xã Minh Phú đứng trước nguy cơ thiếu đói do lúa chết hàng loạt. Nguyên nhân bà con cho rằng, là do nước thải từ Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đóng tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh.
Báo Kinh tế nông thôn từng có bài phản ánh tình trạng ô nhiễm tại vùng nuôi tôm trên cát tại hai thôn Bắc Hòa, Phú Hòa thuộc xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của TP.Biên Hòa, làng cá bè trên tuyến sông Cái sẽ là một trong những điểm nhấn trong tuyến du lịch sinh thái sông Đồng Nai. Chủ trương sắp xếp, quy hoạch lại làng cá bè được thành phố thực hiện từ nhiều năm trước đây.

Giai đoạn 2010 - 2015 sản lượng ngành Thủy sản Nghệ An đạt 145.000 tấn, tăng 45% so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ qua đặt ra; kết quả đó là từ nỗ lực của nghề cá nhân dân trong khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản...