Tốn 2 Giờ/ngày, Lãi 5 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Thỏ

Rành việc nuôi thỏ đã lâu, nhưng trước đây ông Đỗ Lần - Chủ tịch Hội ND xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, Đăk Nông chỉ nuôi để ăn và cho đỡ buồn. Năm 2011, thấy thị trường có nhu cầu lớn, ông bắt đầu có ý tưởng nuôi thỏ để bán.
Ban đầu, ông chỉ nuôi một cặp thỏ giống. Đôi thỏ bố mẹ sinh sản đến đâu, ông bán đến đó và tiếp tục mua thêm giống về nuôi. Sau một năm, bằng cách làm này, ông Lần đã có 30 con thỏ giống và hơn 200 thỏ con, thỏ thịt.
Theo tính toán của ông Lần, hiện mỗi tháng ông thu trên 5 triệu đồng lãi từ nuôi thỏ. Trong khi đó, mỗi ngày ông chỉ cần bỏ ra khoảng 2 giờ chăm sóc chuồng thỏ của mình. "Nuôi thỏ chẳng có gì khó, chỉ cần làm đúng kỹ thuật.
Thỏ có 3 bệnh chính là bại huyết, cầu trùng và ghẻ, nhưng tất cả các bệnh trên đều có thuốc ngừa rất hiệu quả. Mỗi năm, một con thỏ chỉ cần khoảng 10.000 đồng tiền chích ngừa là bảo đảm không có bệnh tật gì.
Một điều quan trọng khác cần chú ý khi nuôi loài gia súc này là tuyệt đối không để chúng quan hệ cận huyết. Bởi làm như thế giống thoái hóa rất nhanh. Chỉ cần làm đúng kỹ thuật trên cộng với việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thì nhất định sẽ thành công" - ông Lần cho hay.
Cũng theo ông Lần, với giá thỏ như hiện nay, một công lao động nuôi thỏ (làm việc 8 giờ/ngày) có thể thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Người nuôi không cần phải có nhiều vốn, bởi thỏ sinh sản rất nhanh nên việc gây đàn không khó. Điều thuận lợi nữa là hiện ở Đăk Nông nói riêng, kể cả thỏ giống và thỏ thịt, cung không đủ cầu nên nông dân hoàn toàn yên tâm về đầu ra.
Vốn thích loài động vật này, nên nhiều năm qua, ông Lần đã tìm đọc hầu hết các sách hướng dẫn việc nuôi thỏ. Cộng với kinh nghiệm có được từ nhà mình, ông Lần đã soạn ra một "giáo án" rất đầy đủ, ngắn gọn về kỹ thuật nuôi thỏ.
Với vai trò là cán bộ Hội, ông đứng ra tập huấn miễn phí cho hơn 30 hộ nuôi thỏ trong xã. Đồng thời qua các chuyến công tác tại cơ sở, ông Lần cũng hướng dẫn cho hơn 100 hộ đang nuôi thỏ. Ngoài ra, bất cứ ai đến mua thỏ giống, ông Lần đều phát cho một bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sẵn sàng đến tận nơi hướng dẫn nếu có nhu cầu, tất cả đều miễn phí…
Có thể bạn quan tâm

Sáng mùng 2 Tết (1/2/2014), bà con ngư dân ven biển rộn ràng chuẩn bị ra khơi hái lộc đầu năm. Thời tiết thuận lợi, ngày đẹp bà con ngư dân hồ hởi ra khơi, mang theo niềm hy vọng một mùa đánh bắt mới bội thu.

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.

Trông dáng người thấp đậm, lấm lem bùn đất chẳng ai ngờ anh Đinh Đăng Tuân ở xã Hưng Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã là chủ một trang trại cá giống rộng gần 4ha, trị giá hàng tỷ đồng. Và ít người biết rằng, để có được cơ nghiệp ngày hôm nay Tuân bắt đầu khởi nghiệp từ nghề bán kem dạo...

Có những làng chài các thế hệ nối tiếp nhau đi biển, gắn chặt cuộc đời mình với những dập dềnh của sóng, mặn mòi của biển và cả những cơ cực, hiểm nguy khi vươn khơi giữa đại dương mênh mông.

Do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, tiết giảm chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm gần đây, mô hình kết hợp tôm - lúa phát triển khá mạnh tại các tỉnh, thành ven biển vùng ĐBSCL.