Tốn 2 Giờ/ngày, Lãi 5 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Thỏ

Rành việc nuôi thỏ đã lâu, nhưng trước đây ông Đỗ Lần - Chủ tịch Hội ND xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, Đăk Nông chỉ nuôi để ăn và cho đỡ buồn. Năm 2011, thấy thị trường có nhu cầu lớn, ông bắt đầu có ý tưởng nuôi thỏ để bán.
Ban đầu, ông chỉ nuôi một cặp thỏ giống. Đôi thỏ bố mẹ sinh sản đến đâu, ông bán đến đó và tiếp tục mua thêm giống về nuôi. Sau một năm, bằng cách làm này, ông Lần đã có 30 con thỏ giống và hơn 200 thỏ con, thỏ thịt.
Theo tính toán của ông Lần, hiện mỗi tháng ông thu trên 5 triệu đồng lãi từ nuôi thỏ. Trong khi đó, mỗi ngày ông chỉ cần bỏ ra khoảng 2 giờ chăm sóc chuồng thỏ của mình. "Nuôi thỏ chẳng có gì khó, chỉ cần làm đúng kỹ thuật.
Thỏ có 3 bệnh chính là bại huyết, cầu trùng và ghẻ, nhưng tất cả các bệnh trên đều có thuốc ngừa rất hiệu quả. Mỗi năm, một con thỏ chỉ cần khoảng 10.000 đồng tiền chích ngừa là bảo đảm không có bệnh tật gì.
Một điều quan trọng khác cần chú ý khi nuôi loài gia súc này là tuyệt đối không để chúng quan hệ cận huyết. Bởi làm như thế giống thoái hóa rất nhanh. Chỉ cần làm đúng kỹ thuật trên cộng với việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thì nhất định sẽ thành công" - ông Lần cho hay.
Cũng theo ông Lần, với giá thỏ như hiện nay, một công lao động nuôi thỏ (làm việc 8 giờ/ngày) có thể thu nhập khoảng 20 triệu đồng/tháng. Người nuôi không cần phải có nhiều vốn, bởi thỏ sinh sản rất nhanh nên việc gây đàn không khó. Điều thuận lợi nữa là hiện ở Đăk Nông nói riêng, kể cả thỏ giống và thỏ thịt, cung không đủ cầu nên nông dân hoàn toàn yên tâm về đầu ra.
Vốn thích loài động vật này, nên nhiều năm qua, ông Lần đã tìm đọc hầu hết các sách hướng dẫn việc nuôi thỏ. Cộng với kinh nghiệm có được từ nhà mình, ông Lần đã soạn ra một "giáo án" rất đầy đủ, ngắn gọn về kỹ thuật nuôi thỏ.
Với vai trò là cán bộ Hội, ông đứng ra tập huấn miễn phí cho hơn 30 hộ nuôi thỏ trong xã. Đồng thời qua các chuyến công tác tại cơ sở, ông Lần cũng hướng dẫn cho hơn 100 hộ đang nuôi thỏ. Ngoài ra, bất cứ ai đến mua thỏ giống, ông Lần đều phát cho một bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và sẵn sàng đến tận nơi hướng dẫn nếu có nhu cầu, tất cả đều miễn phí…
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi có nhiều ưu điểm: nguồn cung lớn, hương vị nhẹ, dễ chế biến, dễ cấp đông, rã đông, giá phải chăng. Đồng thời, nếu xét góc độ sản xuất, cá rô phi được nuôi bền vững, sử dụng ít thức ăn là cá biển, tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh. Có lẽ chính những đặc điểm này đã mang lại thành công cho cá rô phi trên thị trường Mỹ

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thuỷ sản, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung (NTCNTT). Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay hai vùng NTCNTT vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Cách chăm sóc thanh long đơn giản và không tốn nhiều công như cây nhãn hay các loại cây ăn quả khác. Một người giỏi giang có thể canh tác 5 - 7 công, với sản lượng trung bình 3 tấn/công.

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ cuối tháng 9/2012, Nhật Bản áp dụng lại việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin (chất bảo quản thức ăn thuỷ sản) và Trifluralin đối với 100% lô tôm Việt Nam nhập khẩu.