Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan

Tôm Tít Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan
Ngày đăng: 11/05/2012

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

Thời gian gần đây, ngư dân làm nghề đăng, chấn, lưới ở khu vực đầm Ô Loan bắt được nhiều tôm tít. Sự xuất hiện bất thường của loài thủy sản này khiến ngư dân ở năm xã sống quanh đầm lo lắng, vì sản lượng các loài thủy sản khác ngày càng giảm, trong khi tôm tít lại xuất hiện nhiều. Ông Nguyễn Văn Thành, 60 tuổi ở thôn Tân Long, xã An Cư cho biết ông làm nghề chấn hơn 20 năm, chưa bao giờ bắt được nhiều tôm tít như hiện nay. Bình quân mỗi đêm bắt khoảng 7 - 10 kg, cá biệt có đêm bắt đến 15 kg tôm.

Theo ngư dân ở đây, tôm tít sống chủ yếu ở hang và các kẽ đá, đến mùa động (mùa mưa bão) tôm mới rời hang tìm thức ăn. Thức ăn của tôm tít là các loại thủy sản có trọng lượng hơn nó 5 - 7 lần. Ông Trần Quang Hưng ở xã An Hòa, cho biết: “Tôm tít bắt được chỉ cỡ 90 đến 120 con/kg. Những loại lưới sử dụng cước mảnh bị tôm cắn rách, người làm nghề phải tốn rất nhiều công để vá lưới, trong khi giá mỗi ký tôm chỉ 15.000 đồng. Đang vào mùa khai thác cua, ghẹ, tôm đất và các loài cá khác trong đầm, nhưng sản lượng rất ít. Không biết sự xuất hiện của tôm tít có làm ảnh hưởng đến các loài thủy sản khác hay không?”.

Ông Trần Sáu, Phó phòng NN-PTNT huyện Tuy An cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan. Loại tôm này xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với nuôi trồng thủy sản và môi trường nước trong đầm thì địa phương không đủ khả năng để nhận định. Vấn đề này rất cần các cơ quan chuyên môn nghiên cứu và đánh giá. Hiện môi trường nước trong đầm đang suy giảm, độ mặn chỉ khoảng 15 phần ngàn, thấp hơn so với các năm trước 10 phần ngàn. Nguyên nhân là do cửa biển Tân Quy bị bồi lấp, chính vì vậy mà nhiều loài thủy sản có giá trị và đặc trưng của đầm không phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm Làm Giàu Nhờ Dám Nghĩ, Dám Làm

Năm 2007, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, là một đảng viên trẻ được kết nạp Đảng trong môi trường quân đội, anh Trương Hữu Minh ở phường Tân Lập (TP. Buôn Ma Thuột) ý thức được rằng phát triển kinh tế gia đình, tự vươn lên trong cuộc sống là một trong những nhiệm vụ mà người lính cần phải tiên phong. Là con cả trong gia đình làm nông đông anh em, với mức lương ít ỏi cộng phụ cấp không đủ trang trải cho cuộc sống, anh luôn nung nấu quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình.

16/11/2013
Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba Hiệp Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam Đón Nhận Huân Chương Lao Động Hạng Ba

Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.

16/11/2013
Phát Triển Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Ở Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển Vùng Chuyên Canh Rau An Toàn Ở Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.

16/11/2013
Bao Tiêu Sản Phẩm Đậu Bắp Và Dưa Lê Bao Tiêu Sản Phẩm Đậu Bắp Và Dưa Lê

Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).

16/11/2013
240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng “Bác Sĩ Cây Trồng” 240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng “Bác Sĩ Cây Trồng”

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.

16/11/2013