Tôm Thẻ Chân Trắng Sẽ Lấn Áp Tôm Sú

Nếu như kế hoạch vụ nuôi năm 2012 tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ có khoảng 2.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng diện tích thả nuôi đến trung tuần tháng 9 đã vượt lên hơn 4.300 ha.
Sau đợt đầu thả nuôi bị thiệt hại, diện tích thả lấp lại lần 2 lần 3 tăng lên đột biến, diện tích nuôi tôm thẻ đã vượt tầm kiểm soát của ngành Nông Nghiệp. Diện tích này sẽ còn tăng rất cao, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, thực trạng này sẽ là vấn đề đặt ra cho ngành Nông nghiệp trong mùa vụ mới.
Trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát thất thường, thì nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ rút ngắn thời gian nuôi, chỉ cần sau 1,5 tháng chăm sóc dù có thiệt hại người nuôi vẫn không bị thua lỗ; mặt khác người nuôi xác định môi trường ao nuôi xuống cấp, tôm thẻ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vì khác với tôm sú, tôm thẻ không sống ở tầng đáy, nên ít bị nhiễm bệnh, đặc biệt là vào mùa mưa. Năm 2012, các công ty đầu tư mô hình thí điểm nuôi theo quy trình an toàn dịch bệnh đều chọn đối tượng tôm thẻ chân trắng và thành công khá cao.
Bên cạnh đó, những ao thả nuôi tôm sú bị thiệt hại, khi chuyển sang nuôi tôm thẻ mức độ thiệt hại thấp hơn do vậy mà bà con tập trung cho đối tượng này; ngoài ra, mức chi trả bồi thường bảo hiểm đối với tôm thẻ cũng cao hơn tôm sú. Người nuôi bắt đầu có suy nghĩ tôm thẻ chân trắng thì nguy cơ thua lỗ thấp hơn tôm sú. Ông Trần Văn Thơ ở Xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ cho biết: “Từ năm 2012 thì ở ấp Vĩnh B có trên 10 hộ nuôi với diện tích trên 20 ha. Theo đánh giá chung thì tôm thẻ có thành công hơn con sú, tỉ lệ nuôi đến thu hoạch cao hơn. Tình hình chung cho thấy, tôm thẻ ít ngày nuôi, tránh được bệnh vì thời gian nuôi chỉ hơn 2 tháng, còn tôm sú thì thời gian nuôi quá dài, môi trường, thời tiết… khó nuôi thành công, năm 2013 có lẽ diện tích nuôi thẻ tăng nhanh”.
Người nuôi tôm vẫn còn lưỡng lự khi chọn đối tượng thả nuôi khi mùa vụ mới sắp đến. Vẫn chưa có sự so sánh thực tế mức độ thiệt hại giữa tôm thẻ chân trắng với tôm sú, cần có một thống kê chính xác và có cơ sở khoa học để khuyến cáo đến người nuôi. Ông Võ Thành Châu ở xã Gia Hòa 2 cho biết: “Nếu nhà nước có quy hoạch lại tôi vẫn nuôi tôm sú chứ không nuôi tôm thẻ, Mười mấy năm nay rồi, tôi vẫn nuôi sú, còn tôm thẻ thấy vậy chớ không dễ đâu”. Ông Nguyễn Văn Sáu ở phường Vĩnh phước, thị xã Vĩnh Châu cho biết: “Theo tôi thì tôi vẫn theo con tôm sú vì nuôi thẻ dân mình chưa có nhiều kinh nghiệm, điều kiện môi trường nước vẫn chưa bảo đảm”.
Tôm thẻ chân trắng đã và sẽ lấn áp tôm sú là chuyện không tránh khỏi. Tình trạng khan hiếm con giống, thị trường đầu ra của tôm thẻ, đối phó với dịch bệnh,… sẽ là điều mà người nuôi tôm cùng ngành nông nghiệp phải đối phó trong vụ nuôi năm 2013 và những vụ nuôi tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị, nhà máy đã công bố chính sách thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2014-2015. Công ty có chính sách trợ giá cho người trồng mía vùng gần là 50 ngàn đồng/tấn, cùng với mức trợ giá thu hoạch 10 ngàn đồng/tấn, tính ra giá mía thu mua thực tế tại ruộng vùng gần nhà máy là 895 ngàn đồng/tấn và các vùng khác là 845 ngàn đồng/tấn.

Đến thời điểm này, Bộ phận khuyến nông thuộc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã tiến hành chấm rẫy mía được 130 hộ dân đăng ký vào Câu lạc bộ trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm, chủ yếu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy.

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…