Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá

Hiện nay, giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đang giảm mạnh, khiến nhiều hộ nuôi đến lứa thu hoạch lâm vào cảnh lao đao.
Theo đó, giá tôm thẻ loại 100 con/kg chỉ còn 97 ngàn đồng/kg, giảm từ 45 đến 60 ngàn đồng/kg, so với tháng trước. Với mức giá này, người nuôi tôm đang bị lỗ nặng do chi phí thức ăn và các sản phẩm phục vụ nuôi tôm đều tăng cao.
Đến thời điểm này, huyện Đầm Dơi có hơn 1.300 ha nuôi tôm thẻ công nghiệp, đa số diện tích nuôi đều nằm ngoài quy hoạch. Trong lúc giá tôm thẻ chân trắng giảm mạnh, thì giá tôm sú vẫn duy trì ở mức khá cao, từ 210 ngàn đến 220 ngàn đồng/kg loại 30 con/kg và sức tiêu thụ rất nhanh.
Có thể bạn quan tâm

Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp dài hơn 119 km đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, song song với tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Điểm khởi đầu tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang và điểm cuối là thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong đó, đoạn qua thị xã Ngã Năm dài khoảng 18 km, dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ này đang hình thành vùng lúa đặc sản ST và sẽ trở thành con đường lúa thơm đặc sắc của Sóc Trăng

Mặc dù xuất khẩu tôm năm 2014 được dự báo có thể vẫn giữ mục tiêu 3 tỷ USD, tuy nhiên vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh oxytetracyline (OTC) trong sản phẩm thủy sản XK sang thị trường Nhật Bản và thị trường EU đã và đang tạo thêm áp lực cho các DN chế biến XK thủy sản Việt Nam.

Cà Mau là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa, tôm. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa, tôm đều tăng và đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông hộ. Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, tuy có những khó khăn nhất định do yếu tố thời tiết nhưng toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 39.000 ha.

Bên cạnh đó, với những đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, ngành thủy sản vẫn được xem là ngành xuất khẩu mũi nhọn với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Mười Một ước đạt 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Hành đang là cây trồng mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn, chỉ đứng sau cây tỏi. Mỗi năm riêng cây hành và cây tỏi đóng góp đến 20% GDP của huyện. Thế nhưng, với hiệu quả kinh tế như hiện nay, người dân đảo đang phân vân không biết có nên chọn cây trồng khác thay thế hay không.