Tôm thất thu, chanh giảm giá

Ông Hồ Quốc An, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông cho biết, hiện nay tôm nghịch vụ đã bắt đầu thu hoạch.
Do ảnh hưởng của thời tiết bất thường nên năng suất nuôi tôm giảm 20 - 30%. Tuy giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng không đủ bù phần năng suất mất đi.
Tổng diện tích nuôi tôm hiện nay của huyện là 216 ha, có khoảng 37 ha đã thu hoạch, sản lượng bình quân đạt 1,2 tấn/ha, thấp hơn vụ thuận 300 - 400kg/ha.
Với giá bán từ 120.000 - 130.000đ/kg, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Riêng tôm loại 50 gram trở lên có giá 300.000 - 320.000đ/kg, loại 30 gram giá 250.000 - 270.000đ/kg. Tuy giá cao nhưng do năm nay tôm chậm lớn, kích cỡ không đều nên nhiều hộ nuôi bị lỗ.
* Hiện ĐBSCL đang vào mùa mưa cũng là mùa cao điểm thu hoạch chanh. Nếu trước đó có lúc giá chanh lên tới 60.000 - 80.000đ/kg, thì nay giảm hơn 60%, chanh không hạt chỉ còn 12.000 - 13.000đ/kg (bán tại vườn), chanh bông tím giá từ 25.000 - 35.000đ/kg, giảm còn 5.000 - 7.000đ/kg, chanh núm giá 4.000 - 5.000đ/kg, chanh giấy 3.000 - 4.000đ/kg…
Anh Trần Văn Khương, thương lái thu mua chanh ở Cần Thơ cho biết: Khi chanh tăng giá chúng tôi phải đến tận vườn thu mua, nay nhà vườn phải mang ra vựa để các chủ vựa lựa chọn...
Diện tích trồng chanh nhiều nhất ở ĐBSCL là các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Hậu Giang.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian bôn ba lập nghiệp bằng nhiều nghề, như: thợ cơ khí, thợ cắt kính… nhưng thu nhập không cao, năm 1999 anh về quê Nhơn Trạch và cải tạo gần 1 héc ta đất ngập mặn của gia đình để nuôi tôm sú. Anh Lâm chia sẻ: “Thời gian đó ở xã rộ lên phong trào nuôi tôm thiên nhiên, gia đình tôi có gần 1 hécta đất ngập mặn phù hợp với nuôi tôm sú nên tôi đã nuôi thử nghiệm.

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.

Nghề làm “vàng trắng” là cách gọi vui của nhiều người dân chuyên làm tiêu sọ trong tỉnh. Nghề này giúp nhiều người trở nên khá giả, song cũng khiến không ít hộ trắng tay. Thực tế, muốn làm được mẻ tiêu sọ (tiêu trắng) tương đối vất vả.