Tôm Thái Lan Sẽ Phục Hồi

Sau cuộc chiến chống lại hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong gần 2 năm, các chuyên gia thủy sản của Thái Lan tin tưởng ngành nuôi tôm của nước này sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2014.
Giá tôm tăng khuyến khích người nuôi thả nuôi trở lại, Suvit Praphakamol, phó chủ tịch của Charoen Pokphand Foods (CPF), một trong những doanh nghiệp tôm lớn nhất của Thái Lan cho biết. Tôm cỡ 44 hiện đang bán với giá 8,47-8,87 USD/kg, so với 5,36-6,46 USD/kg trong cùng kỳ năm 2013. Năm 2013, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt 187.000 tấn, trị giá 1,8 tỉ USD, giảm 42% về lượng và 34% về giá trị so với 308.000 tấn và 2,6 tỉ USD trong năm 2012.
Bộ tin rằng sản lượng tôm có thể phục hồi, đạt 400.000 tấn trong năm 2014, tăng 37% so với 2013. Tuy nhiên, một số người nuôi tôm quy mô nhỏ cần có thêm thời gian để đưa sản lượng trở về bằng mức trước khi dịch bệnh EMS hoành hành. Trong năm 2014, Hiệp hội tôm Thái Lan dự báo xuất khẩu có thể đạt 80.000 tấn, trị giá 2,4 tỉ USD.
Để giải quyết EMS, Bộ Thủy sản Thái Lan đã phối hợp với các công ty cùng xem xét các giải pháp hiệu quả. Chương trình chấm dứt EMS “Stop EMS” tập trung vào việc tăng cường quản lý sản xuất giống và ương giống. Người nuôi được tư vấn nên kéo dài thời gian ương giống để đảm bảo những con giống khỏe mạnh. Ông Suvit dự đoán ngành thức ăn tôm của CPF cũng sẽ có lợi nếu ngành tôm phục hồi.
Có thể bạn quan tâm

Là huyện miền núi, diện mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tuy không lớn với hơn 120 ha, nhưng nhiều năm nay, người dân huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã biết khai thác lợi thế này để ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Liên Minh (Vụ Bản - Nam Định) đã mạnh dạn đưa một số con nuôi vào sản xuất như nuôi dế giống, dế thương phẩm, nuôi hươu lấy nhung và lợn rừng cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 21-7, tại tuyến sông Hậu, đoạn khu vực Vịnh Cây Kìm, xã Khánh An (An Phú - An Giang) một con cá tra dầu nặng 86 kg đã dính lưới ngư dân. Con cá tra đã được ngư dân bán lại cho ông Huỳnh Thanh Hồng, Trưởng Công an xã Quốc Thái, với giá 180.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, nghề nuôi bò vỗ béo đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân.

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi 5 sào ruộng cấy lúa hay bị thiếu nước, năng suất bấp bênh sang trồng bí cao sản Đài Loan, anh Hoàng Văn Dũng ở thôn Hà Am, xã Cao Xá (Tân Yên - Bắc Giang) có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ.