Tôm Sú Thiết Lập Giá Mới

Bước sang đầu tháng 10, tôm sú thương phẩm ở Cà Mau thiết lập mặt bằng giá mới khi tăng bình quân 5.000 đồng/kg so với tuần trước. Đây cũng là mức giá cao nhất tính từ đầu năm đến nay.
Theo giá sàn mà ngành NN&PTNT tỉnh Cà Mau thống kê, tôm sú loại 20 con/kg có giá 250.000 đồng, loại 30 con là 195.000 đồng/kg, 40 con là 165.000 đồng/kg. Cùng với tôm sú, mặt hàng cua biển cũng “nhóng” lên hơn so với tháng trước. Giá “cua y” loại ngon giá trung bình từ 110.000 - 130.000 đồng/kg, cua gạch từ 170.000 - 190.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 9.
Theo ngành chức năng Cà Mau, giá tôm, cua tăng một mặt là do các địa phương vùng mặn ở Cà Mau đang vào thời gian cao điểm sên vét, cải tạo ao đầm tập trung, hạn chế lấy nước và thu hoạch nên sản lượng tôm, cua giảm so với trước. Mặt khác là do tình trạng tôm nuôi tiếp tục bị chết rải rác khiến nguồn nguyên liệu khan hiếm. Trong tuần cuối tháng 9 vừa qua, tiếp tục có trên 850 ha tôm nuôi bị chết, nâng diện tích tôm chết của tỉnh Cà Mau từ đầu năm đến nay là trên 16.100 ha. Trong đó, có trên 470 ha ở mô hình nuôi công nghiệp, diện tích còn lại tập trung ở mô hình nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh kết hợp.
Ngành chức năng Cà Mau đã hỗ trợ trên 7.750 kg chlorine để giúp hộ nuôi công nghiệp xử lý ao đầm, tái sản xuất, đồng thời khuyến cáo hộ nuôi tôm hạn chế lấy nước vào vuông tôm, nếu lấy nước phải qua hệ thống lắng, lọc từ ao lắng để hạn chế mầm bệnh phát tán trong đợt cải tạo ao đầm tập trung, giảm thiệt hại do môi trường nước xấu gây nên
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24/4, Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm lúa của Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa cánh đồng mẫu xã Buôn Choáh (Krông Nô). Kết quả này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của người dân mà sẽ mở ra một hướng mới, hiệu quả trong sản xuất lúa, gạo ở địa phương này.
Những năm gần đây trên địa bàn TP.Cao Lãnh xuất hiện nhiều mô hình hay về phát triển nông nghiệp ở đô thị như: mô hình trồng hoa lan, trồng nấm bào ngư, trồng xoài theo hướng an toàn...
Quá trình khai thác những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh đồng hành cùng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, huyện Tháp Mười tiến đến đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng hoa học công nghệ, sản xuất an toàn.

Nhằm nâng cao nhận thức của hội viên nông dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh đã triển khai thực hiện mô hình thu gom rác thải nông nghiệp trên đồng ruộng.

Cơn mưa to chiều ngày 3/5/2015 trên địa bàn huyện Cao Lãnh đã làm đổ ngã trên 200ha lúa hè thu sớm, trong đó khoảng 70% bị đổ ngã hoàn toàn, tập trung nhiều nhất ở xã Tân Hội Trung và Mỹ Thọ.