Tôm nước lợ đảo chiều tăng giá mạnh vào cuối năm

Tại Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Thành, ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông cho biết, hiện nay thương lái thu mua tôm sú (TS) loại 40 con/kg với giá từ 180.000 - 200.000 đồng/kg, TS loại 30 con/kg giá từ 210.000 - 230.000 đồng/kg (tăng hơn 10.000 đồng/kg so với đầu tháng 11-2015).
Đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), giá tôm loại 100 con/kg tăng 20.000 đồng/kg với giá bán cho thương lái từ 102.000 - 105.000 đồng/kg, tôm loại 60 con/kg cũng có giá từ 120.000 - 125.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng/kg so với tháng trước).
Tại các tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn vùng ĐBSCL là Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng… giá TS và TTCT các loại đã tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg trong hơn nửa tháng qua.
Hiện nay, TS loại 20 con/kg có giá từ 270.000 - 280.000 đồng/kg, TS 30 con/kg giá từ 200.000 - 225.000 đồng/kg; TTCT loại 100 con/kg có giá 100.000 đồng/kg, loại 75 con/kg có giá từ 112.000 - 118.000 đồng/kg.
Theo một số thương lái, giá tôm nước lợ tăng là do nhu cầu tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu dịp Noel và Tết Dương lịch tại thị trường Âu, Mỹ tăng, cộng với thị trường Trung Quốc nhập nhiều tôm Việt Nam.
Những doanh nghiệp không dám trữ tôm thời điểm giá thấp đang thiếu nguyên liệu nên phải nâng giá để đẩy mạnh thu gom tôm chế biến xuất khẩu.
Mặt khác, năm nay dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp, giá tôm nằm ở mức thấp trong thời gian dài nên nhiều hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL không dám thả tôm vụ nghịch cuối năm, hoặc đầu tư cầm chừng, thả nuôi với mật độ thấp nên sản lượng tôm cung ứng cho thị trường giảm mạnh, góp phần làm cho giá TS và TTCT các loại tăng mạnh trở lại.
Với giá bán tôm nước lợ hiện nay, ước tính nông dân nuôi TS có lợi nhuận từ 400 - 450 triệu đồng/ha sau 4 - 4,5 tháng nuôi (năng suất bình quân 5 tấn/ha), còn nuôi TTCT có lợi nhuận từ 300 - 400 triệu đồng/ha sau 2,5 - 3 tháng nuôi (năng suất bình quân 10 tấn/ha).
Tuy nhiên, do vụ tôm cuối năm là vụ nghịch nên không có nhiều nông dân nuôi tôm được hưởng lợi từ giá tôm cao hiện nay.
Được biết, toàn tỉnh hiện chỉ còn khoảng 270 ha tôm nuôi thâm canh, bán thâm canh chưa thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Bước đầu thanh long Bình Thuận có mặt tại một số siêu thị lớn của một số tỉnh, thành, song lượng không nhiều. Qua khảo sát thì tại siêu thị Big C (thành phố Hồ Chí Minh) mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tấn, trong đó có thanh long Bình Thuận do DNTN Rau quả Bình Thuận cung cấp.

Thời gian đầu do không có kinh nghiệm nên năng suất lúa đạt thấp, vả lại con cái lại lần lượt ra đời làm cho cuộc sống gia đình anh càng khó khăn hơn. Nhưng nhờ bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nghiên cứu nên dần dần việc sản xuất lúa đạt hiệu quả, năng suất cao.

Các doanh nghiệp XK cũng gặp khó. Theo TCTS, đến hết tháng 11.2014, XK được 718.683 tấn, tăng 0,51% về lượng, nhưng chỉ tăng 0,04% về giá trị so cùng kỳ. Có nhiều nguyên nhân, như: Việc tăng thuế suất đánh vào mặt hàng CT phi lê đông lạnh, Đạo luật Nông trại 2014 của Hoa Kỳ… nhưng cơ bản là do chất lượng CT VN có “vấn đề”.

Có mặt tại hội chợ, được tiếp xúc với ông Denis Repinski, giám đốc điều hành công ty DF có trụ sở tại TP. Moscow, ông nói: “Đã nhiều tháng qua và có khi một vài năm nữa người dân Nga phải từ bỏ thói quen sử dụng các món cá hồi, thịt bò, thịt heo, gia cầm, thủy hải sản và rau củ quả từ Mỹ và các nước châu Âu”.

Vùng trồng hồ tiêu của tỉnh Bình Phước phần lớn nằm dọc theo Quốc lộ 13 thuộc 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Qua ngã 3 cửa khẩu Hoa Lư 20 km, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp có ấp Tân Hòa nhưng cái tên ấp đó chỉ được sử dụng cho mục đích hành chính, còn tên gọi thường ngày là xóm Nghệ Tĩnh tỷ phú.