Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Hàng Loạt Ở Quảng Điền (Thừa Thiên Huế)

Trước tình hình nắng nóng kèo dài, ngư dân huyện Quảng Điền đang phải đối mặt với tình trạng tôm dịch bệnh, cá chết.
Theo số liệu của phòng NN&PTNT huyện, đến nay đã có 6,29 ha tôm bị bệnh, trong đó có 5,29 ha bị bệnh đốm trắng (Quảng Ngạn Quảng Phước, thị trấn Sịa) và 1 ha bị bệnh môi trường (Quảng Phước).
Cùng thời điểm này, nhiều diện tích nuôi cá dìa, cá kình của các xã: Quảng Phước, Quảng Công, Quảng An bị ký sinh trùng lạ tấn công khiến hàng vạn con cá chết.
Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền nhận định, thời tiết nắng nóng kéo dài làm thay đổi độ mặn các hồ nuôi. Ngoài ra, trong hồ nuôi cũng xuất hiện hiện tượng tảo lan làm ôxy trong nước giảm đột ngột.
Một nguyên nhân khác, do người dân thả nuôi với mật độ quá dày, cá ngạt oxy trong khi chất lượng con giống ngày càng kém khiến cá khó sinh tồn.
Anh Nguyễn Thi (thôn Mai Dương - xã Quảng Phước) đưa vào thả nuôi 2 hồ với hình thức nuôi xen ghép tôm - cua – cá, trong đó có hơn 3 vạn con cá kình. Liên tục trong 5 ngày qua, cá kình của anh chết hàng loạt, tỷ lệ trên 80%.
Trước đây nuôi chuyên tôm dịch bệnh chết đã đành, nay đã chuyển đổi sang nuôi xen ghép nhưng cũng không tránh khỏi dịch bệnh. Rất mong chính quyền các cấp quan tâm, nhanh chóng tìm cách tháo gỡ cho ngư dân trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, anh Thi lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mặt hàng nhãn tiêu da bò chủ yếu xuất khẩu, việc tiêu thụ ở nội địa rất hạn chế do có ít người ăn. Theo nhiều tiểu thương thu mua nhãn tiêu da bò, giá nhãn tiêu giảm là do đầu ra trong xuất khẩu đang yếu, giá nhãn tiêu da bò giảm mạnh làm không ít nhà vườn ngán ngại đầu tư, chăm sóc vườn nhãn. Trong khi đó, hiện bệnh chổi rồng trên cây nhãn vẫn tiếp tục gây hại, làm giảm năng suất, sản lượng cho trái của nhiều vườn nhãn tại ĐBSCL.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, việc nhập lậu cá tầm thương phẩm qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc diễn ra rất phức tạp, cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Mua nhím giống với giá hơn chục triệu đồng/con, sau mấy năm chăm sóc, nhím trưởng thành có trọng lượng gần 20 kg bán được mức giá tròm trèm vài triệu đồng. Hàng loạt chủ trại nhím ở các tỉnh vùng cao Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang… đang điêu đứng vì giá bán nhím giảm mạnh.

Mùa tôm mới ở ĐBSCL nói chung, Trà Vinh nói riêng đang vào vụ, thế nhưng tại Trà Vinh đã có hơn 2.500ha tôm nuôi bị chết. Tình trạng tôm chết đang xuất hiện tại nhiều địa phương nên người nuôi tôm thấp thỏm âu lo.

Hiện nay, giá gà tam hoàng thịt các trang trại trong tỉnh bán tại chuồng chỉ còn 31 - 32 ngàn đồng/kg, giảm khoảng 10 ngàn đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 4/2013. Với giá gà thịt như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu thua lỗ 9-10 ngàn đồng/kg. Đây là đợt hạ giá sâu nhất từ đầu năm 2013 đến nay.