Tôm Nhiễm Bệnh, Cá Chết Hàng Loạt Ở Quảng Điền (Thừa Thiên Huế)

Trước tình hình nắng nóng kèo dài, ngư dân huyện Quảng Điền đang phải đối mặt với tình trạng tôm dịch bệnh, cá chết.
Theo số liệu của phòng NN&PTNT huyện, đến nay đã có 6,29 ha tôm bị bệnh, trong đó có 5,29 ha bị bệnh đốm trắng (Quảng Ngạn Quảng Phước, thị trấn Sịa) và 1 ha bị bệnh môi trường (Quảng Phước).
Cùng thời điểm này, nhiều diện tích nuôi cá dìa, cá kình của các xã: Quảng Phước, Quảng Công, Quảng An bị ký sinh trùng lạ tấn công khiến hàng vạn con cá chết.
Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền nhận định, thời tiết nắng nóng kéo dài làm thay đổi độ mặn các hồ nuôi. Ngoài ra, trong hồ nuôi cũng xuất hiện hiện tượng tảo lan làm ôxy trong nước giảm đột ngột.
Một nguyên nhân khác, do người dân thả nuôi với mật độ quá dày, cá ngạt oxy trong khi chất lượng con giống ngày càng kém khiến cá khó sinh tồn.
Anh Nguyễn Thi (thôn Mai Dương - xã Quảng Phước) đưa vào thả nuôi 2 hồ với hình thức nuôi xen ghép tôm - cua – cá, trong đó có hơn 3 vạn con cá kình. Liên tục trong 5 ngày qua, cá kình của anh chết hàng loạt, tỷ lệ trên 80%.
Trước đây nuôi chuyên tôm dịch bệnh chết đã đành, nay đã chuyển đổi sang nuôi xen ghép nhưng cũng không tránh khỏi dịch bệnh. Rất mong chính quyền các cấp quan tâm, nhanh chóng tìm cách tháo gỡ cho ngư dân trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, anh Thi lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Với hơn 150 nghìn ha, tỉnh Bình Phước được coi là "thủ phủ điều của cả nước". Cây xóa đói, giảm nghèo một thời, nay vì mất giá, cho nên người dân chặt bỏ. Nhiều hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư, đất bạc màu là còn chung thủy với cây điều. Nhưng cơn lốc của thị trường, lại nảy sinh tình trạng bán điều non, gây nhức nhối ở các xã vùng sâu tỉnh Bình Phước.

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.

Tháng 8-2012, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện triển khai mô hình “Nuôi thử nghiệm cá diêu hồng” tại thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn. Sau 5 tháng thực hiện, mô hình đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng 11% trong năm 2013, bên cạnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, huyện Ninh Sơn xác định tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, nâng cao chất lượng tổng đàn.