Tôm hùm rớt giá thê thảm người nuôi điêu đứng vì lỗ

Hiện nay, toàn đảo Lý Sơn có khoảng 62 bè lồng nuôi tôm hùm, tương đương khoảng 100.000 con.
Vào vụ mùa năm 2014, giá tôm hùm nuôi dao động từ 2 - 2,3 triệu đồng/kg thì ở mùa thu hoạch năm nay, tôm hùm rớt giá xuống còn khoảng 1,2 triệu đồng/kg.
Tôm hùm đã đến kỳ thu hoạch nhưng người nuôi tôm ở đảo Lý Sơn vẫn méo mặt vì giá rớt thê thảm.
Theo thống kê của người nuôi tôm hùm, chi phí mỗi con tôm giống giá khoảng 350.000 đồng, tổn phí thức ăn khoảng 400.000 đồng/con và 500.000 đồng/ con về chí phí thuê người nuôi, thuốc men phòng và chống bệnh dịch,...
Tổng kinh phí nuôi mỗi con tôm đến kỳ thu hoạch chiếm khoảng 1.250.000 đồng.
Bà Phạm Thị Hải (ngụ xã An Hải, Lý Sơn) cho biết: “Với mức giá 1,2 triệu đồng/kg như hiện nay, cả ngàn con đang nuôi cầm chừng trong lồng bè, nếu bán thì lỗ hơn 50 triệu đồng vụ này”.
Trước đó, vào tháng 10/2015 vừa rồi, hơn 10.000 con tôm hùm chết không rõ nguyên nhân, khiến người nuôi tôm lỗ hàng tỷ đồng thì nay lại còn bị rớt giá cả triệu đồng.
“Tôi nuôi hơn 5.000 con, không lẽ bán bây giờ thì coi như năm nay làm không công mà còn lỗ hơn 200 triệu đồng nữa, chúng tôi không biết làm sao đây”, ông Nguyễn Văn Hiệp (ngụ xã An Vĩnh) than thở.
Những lồng bè nuôi tôm được hình thành như thế này giữa đại dương ven vùng biển Lý Sơn.
Bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho rằng: “Những năm gần đây, các hộ nuôi tôm hùm ngày càng nhiều.
Mặc dù huyện đã khuyến cáo nhưng bà con vẫn nuôi ồ ạt, trong khi đó đầu ra không ổn định, tất cả chỉ dựa vào giá do thương lái thu mua tại lồng bè.
Với tình hình này, địa phương đang tích cực phối hợp với các đầu mối, đơn vị chức năng tìm đầu ra giúp người nuôi tôm; đồng thời quy hoạch lại lồng nuôi cho phù hợp với thị trường”.
Vì sợ bán bị lỗ, hầu hết người nuôi tôm ở Lý Sơn vẫn chưa chịu bán và nuôi cầm chừng chờ giá tăng.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù giá gà, vịt đang giảm mạnh do ảnh hưởng từ thông tin của dịch cúm gia cầm (CGC), song ở nhiều địa phương vẫn tìm ra các giải pháp để tiêu thụ gia cầm an toàn. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân đã vơi bớt khó khăn trong giai đoạn này.

Bà Vũ Thị Hà - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Hải Dương) cho biết, theo kế hoạch vụ xuân năm nay, Hải Dương sẽ gieo cấy 63.000ha lúa và đến nay đã gieo cấy được gần 80% diện tích.

Trong khoảng hơn nửa tháng trở lại đây, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiếp tục tăng và hiện đứng ở mức cao.

Ngày 26-2, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết hiệp hội đã phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam tổ chức buổi hội thảo chứng nhận tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN tại TP Cần Thơ.

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng (gọi tắt là tôm thẻ) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL phát triển rầm rộ như hiện nay. Từ Bến Tre sang Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… đâu đâu cũng thấy nông dân chọn tôm thẻ để thả nuôi cho vụ mới năm 2014. Với lợi thế thời gian nuôi ngắn, bán giá cao, thu lời nhiều… tôm thẻ đang chiếm lĩnh thị trường. Hiệu quả hơn nuôi tôm sú Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ tôm mới năm 2014. Nếu như trước đây tôm sú đóng vai trò chủ lực thì nay tôm thẻ vươn lên chiếm vị trí số 1. Ông Nguyễn Văn Mì, ở ấp 2, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) cho biết: “Mấy năm nay tôm sú bị dịch bệnh hoành hành làm chết hàng loạt, trong khi tôm thẻ thắng lớn về năng suất lẫn giá cả”. Ông Nguyễn Văn Mì dẫn chứng, hồi cuối năm 2013, ông bỏ ra 300 triệu đồng nuôi một ao tôm thẻ rộng 4.000m². Đến cuối tháng 2-2014, ông thu hoạch được 5 tấn tôm thẻ loại 40 con/kg, bán cho nhà máy với giá 220.000 đồng/kg, thu lời 700 triệu đồng; thời gian nuôi chỉ mất 87 ngày. Trúng đậm tôm