Tôm hùm nuôi chết hàng loạt, dân đảo Lý Sơn mất tiền tỷ

Mấy ngày qua, nhiều người nuôi tôm hùm ở khu vực biển ở xã An Hải (Lý Sơn) bị thiệt hại nặng, và đang đối mặt với cảnh phá sản khi tôm nuôi trong lồng bỗng nhiên bị chết không rõ nguyên nhân.
Tôm chết là loại có trọng lượng gần 0,5 kg.
Theo lời một số hộ nuôi thì tình trạng tôm hùm chết bắt đầu xảy ra cách đây khoảng 3-4 tuần, nhưng chỉ rải rác ở một số lồng, bè.
Tuy nhiên mấy ngày qua, nhiều trường hợp lồng nuôi ngày nào cũng có tôm bị chết. Hôm ít thì 2-3 con/ngày/lồng, nhiều thì 4-6 con/ngày/lồng.
Chị Phạm Thị Hải rầu rĩ: Suốt hơn 2 tuần nay gần như ngày nào lồng tôm nuôi của gia đình cũng chết từ 1-4 con/ngày. Tôm chết có trọng lượng gần 0,5kg/con, với thời gian nuôi được hơn 6 tháng, có giá trên thị trường từ 1,3-1,4 triệu đồng/kg.
Ngoài tiền đầu tư hàng trăm triệu đồng để làm lồng, bè; mua thức ăn... thì mỗi con giống mua thả có giá trung bình khoảng 300.000 đồng/con. Vì vậy tổng tiền đầu tư cho một lồng bè nuôi rất lớn, với khoảng 1 tỉ đồng/lồng,bè. Với số lượng tôm chết ước tính hiện trên 10.000 con, chỉ tính tiền con giống người dân Lý Sơn đã thiệt hại trên 3 tỉ đồng.
Tuy chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, thế nhưng theo một số cán bộ chuyên môn Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, có thể do chất lượng con giống không đảm bảo, nguồn nước khu vực nuôi bị ô nhiễm, kĩ thuật chăm sóc không đúng... là nguyên nhân khiến tôm chết nhiều trong mấy ngày qua.
Ngay sau khi xảy ra tình trạng tôm chết nhiều chưa rõ nguyên nhân, ngày 3.10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo và giao cho Sở NN&PTNT tỉnh, phối hợp với chính quyền huyện Lý Sơn kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để xử lý, ngăn chặn.
Được biết hiện tại khu vực biển An Hải, huyện Lý Sơn có tất cả khoảng hơn 60 lồng bè nuôi tôm hùm và một số loại cá.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai là trà Phú Hội. Trà trồng trên vùng đất thuộc xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) dù nấu lá uống tươi hay uống trà đã sao, phơi khô cũng đều thơm ngon, đậm đà hơn hẳn trà ở nơi khác.

Thời gian qua, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động như: Nuôi gà công nghiệp, bò sữa, trồng rau màu, ổi không hạt, chanh bông tím...

Có thời điểm tin gỗ sưa đỏ “đắt như vàng” khiến cho những khu rừng ở Nam Đông (Thừa Thiên Huế) nhộn nhịp người kiếm tìm, lục lọi. Tuy cây sưa thưa dần trên những cánh rừng nguyên sinh nhưng loại cây được xem là quý hiếm này lại được trồng nhiều trong các mảnh vườn hộ gia đình.

Nếu như thời gian trước, giá sưa giống ở Tây Nguyên đắt đỏ thì thời điểm hiện nay, giá loại cây này rẻ như cho.
Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân - Vĩnh Long) là một trong những đơn vị đi đầu về sản xuất đậu bắp xanh Nhật gắn với thị trường. Vì thế, hầu hết các xã viên đều an tâm sản xuất, làm giàu.