Tôm hùm nuôi chết hàng loạt, dân đảo Lý Sơn mất tiền tỷ

Mấy ngày qua, nhiều người nuôi tôm hùm ở khu vực biển ở xã An Hải (Lý Sơn) bị thiệt hại nặng, và đang đối mặt với cảnh phá sản khi tôm nuôi trong lồng bỗng nhiên bị chết không rõ nguyên nhân.
Tôm chết là loại có trọng lượng gần 0,5 kg.
Theo lời một số hộ nuôi thì tình trạng tôm hùm chết bắt đầu xảy ra cách đây khoảng 3-4 tuần, nhưng chỉ rải rác ở một số lồng, bè.
Tuy nhiên mấy ngày qua, nhiều trường hợp lồng nuôi ngày nào cũng có tôm bị chết. Hôm ít thì 2-3 con/ngày/lồng, nhiều thì 4-6 con/ngày/lồng.
Chị Phạm Thị Hải rầu rĩ: Suốt hơn 2 tuần nay gần như ngày nào lồng tôm nuôi của gia đình cũng chết từ 1-4 con/ngày. Tôm chết có trọng lượng gần 0,5kg/con, với thời gian nuôi được hơn 6 tháng, có giá trên thị trường từ 1,3-1,4 triệu đồng/kg.
Ngoài tiền đầu tư hàng trăm triệu đồng để làm lồng, bè; mua thức ăn... thì mỗi con giống mua thả có giá trung bình khoảng 300.000 đồng/con. Vì vậy tổng tiền đầu tư cho một lồng bè nuôi rất lớn, với khoảng 1 tỉ đồng/lồng,bè. Với số lượng tôm chết ước tính hiện trên 10.000 con, chỉ tính tiền con giống người dân Lý Sơn đã thiệt hại trên 3 tỉ đồng.
Tuy chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, thế nhưng theo một số cán bộ chuyên môn Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, có thể do chất lượng con giống không đảm bảo, nguồn nước khu vực nuôi bị ô nhiễm, kĩ thuật chăm sóc không đúng... là nguyên nhân khiến tôm chết nhiều trong mấy ngày qua.
Ngay sau khi xảy ra tình trạng tôm chết nhiều chưa rõ nguyên nhân, ngày 3.10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo và giao cho Sở NN&PTNT tỉnh, phối hợp với chính quyền huyện Lý Sơn kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để xử lý, ngăn chặn.
Được biết hiện tại khu vực biển An Hải, huyện Lý Sơn có tất cả khoảng hơn 60 lồng bè nuôi tôm hùm và một số loại cá.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, người nuôi ba ba trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) luôn lo lắng do ba ba rớt giá trên thị trường.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nội địa trong tháng 3/2014 có nhiều biến động mà nguyên nhân chính được nhận định là do ảnh hưởng của quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2012 đến 31/1/2013 (POR8).

Tính đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) có tổng cộng 2.727 con bò sữa, trong đó có 690 con đang cho sữa. Sản lượng sữa vắt trung bình mỗi ngày là 10.361 kg.

Cây tiêu vốn là loại cây trồng chủ lực của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), thời gian gần đây giá tiêu lên cao và giữ ở mức ổn định từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.

Năm 2009, một vài hộ dân thôn Lập Định, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai sáp. Với diện tích 4 ha ban đầu, đến nay toàn xã đã có 60 ha trồng khoai sáp.