Tôm Hùm Giống Ở Bình Định Được Mùa, Được Giá

Ngư dân các vùng ven biển trong tỉnh Bình Định vào vụ đánh bắt tôm hùm giống (THG) từ tháng 11.2014 đến nay. Từ đầu vụ, THG được mùa, lại được giá, nên bà con rất phấn khởi.
Tại xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), trong những ngày này, cứ tầm 7 - 8 giờ sáng hàng ngày, lần lượt các ghe máy, thuyền thúng sau một đêm “săn” THG lại cập bến. Ngư dân Nguyễn Văn Hải chỉ vào xô nhựa đang đựng nửa lằm (50 con) THG, cho biết: “Hổm rày THG xuất hiện dày ở quanh các đảo nên ai cũng trúng, có người trúng 1 - 2 lằm/đêm, còn trúng nửa lằm như tui thì đếm không xuể”.
Anh Đinh Văn Minh, ở thôn Lý Hòa, đang ăn vội tô bún sáng, kể: “Hơn 2 tháng rồi tui thức suốt đêm đánh bắt THG, sáng về tranh thủ ăn uống chút đỉnh rồi lăn ra ngủ để có sức đến đêm tiếp tục “chiến đấu”. Từ đầu vụ đến giờ, ghe tui đánh bắt được hơn 1.000 con THG, thu nhập trên 250 triệu đồng”.
Ông Đinh Xuân Hiến, ở thôn Lý Lương, người đầu tiên ở xã Nhơn Lý đánh bắt THG bằng thuyền thúng, chia sẻ: Cách đây 6 năm, khi vào thăm người bà con ở Phú Yên, tui thấy có nhiều ngư dân trong này dùng thuyền thúng đánh bắt THG. Lợi thế thuyền thúng không tốn xăng dầu, cứ chiều đưa thuyền ra gành bủa mành rồi về, đến sáng bơi ra kéo lưới bắt THG, trong khi ghe máy đi 7 - 10 người, đánh bắt cả đêm, phí tổn nhiều.
Thấy làm ăn hiệu quả, bà con đến hỏi, tui tận tình chỉ hết, hiện giờ cả thôn có cả trăm hộ đánh bắt THG bằng thuyền thúng, từ đầu vụ đến nay ai cũng thu nhập vài chục triệu, nhiều thì cả trăm triệu đồng. Riêng tui bắt được 400 con, thu trên 100 triệu đồng.
Theo ông Đinh Xuân Thọ, Chủ tịch Hội Ngư dân xã Nhơn Lý: Toàn xã có 105 thuyền thúng và 22 ghe máy chuyên đánh bắt THG, với tổng số 383 lao động; chỉ sau 2 tháng vào vụ, bà con đã đánh bắt được 27.000 con THG, thu nhập hơn 6,7 tỉ đồng. Do được mùa nên giá THG từ đầu vụ 360 ngàn đồng/con nay giảm còn 215 ngàn đồng/con. Thời vụ đánh bắt THG kéo dài đến tháng 4.
Có thể bạn quan tâm

Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…
Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.

Từng là hướng dẫn viên du lịch của một công ty lữ hành tại thủ đô, rồi là nhân viên của Tập đoàn Mobifone, nhưng trong tâm khảm của anh Phạm Văn Nhật (xóm 4, xã Khánh Tiên, Yên Khánh, Ninh Bình) vẫn canh cánh mong ước làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Rời xa chốn phồn hoa đô hội, anh Phạm Văn Nhật đã trở về mảnh đất “chôn rau cắt rốn”, xây dựng trang trại chăn nuôi, nuôi chí làm giàu.

Với quy trình nuôi đơn giản, không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, nhu cầu thị trường rất lớn, hiệu quả kinh tế từ nuôi chim bồ câu đã được khẳng định, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Hiện nay, mô hình nuôi chim bồ câu kết hợp với gia cầm của gia đình thương binh Phí Văn Chắc (thôn Phú Bắc, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đang cho thu nhập ổn định 150 triệu đồng/năm.