Tôm hùm chết hàng loạt, dân điêu đứng

Bên cạnh đó, giá tôm cũng giảm mạnh.
Ông Võ Văn Thành, hộ nuôi tôm ở thôn Tây, xã An Vĩnh, than thở: “Gia đình nuôi 1.500 con tôm hùm, hiện mỗi con đạt trọng lượng 0,3-0,4 kg.
Mấy ngày nay bỗng nhiên tôm lăn ra chết không rõ nguyên nhân. Tôi đã kiểm tra và xử lý vệ sinh lồng nuôi nhưng tôm vẫn tiếp tục chết”.
Theo ông Thành, với giá tôm giống nhập về 320.000-350.000 đồng/con, mỗi ngày 4-5 con tôm giống chết là người nuôi lỗ bạc triệu.
Đó là chưa kể giá tôm thương phẩm liên tục giảm, hiện chỉ bằng nửa giá cùng kỳ năm ngoái nên người nuôi tôm đứng ngồi không yên. “Toàn bộ vốn liếng vay mượn đều đổ vào các lồng tôm, bây giờ tôm chết chúng tôi chỉ có nước sạt nghiệp” - ông Thành lo lắng.
Tình trạng tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người nuôi hoang mang.
Nhiều hộ nuôi tôm khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Ông Lê Văn Tám ở thôn Đông, xã An Vĩnh cho hay gần một tháng nay tôm hùm có hiện tượng bỏ ăn rồi chết. “Nếu không tìm ra nguyên nhân tôm chết thì nguy cơ người nuôi thua lỗ, trắng tay là hiện hữu”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Đôi, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện, xác nhận gần một tuần qua hộ nào cũng có tôm chết.
Tôm chết chủ yếu có trọng lượng từ 0,3 kg/con đến gần 0,5 kg/con.
Tôm chết chủ yếu có trọng lượng từ 0,3 kg/con, có con trọng lượng gần 0,5 kg.
Còn ông Trương Đình Nho, Phó trạm Thú y huyện Lý Sơn, nói sau khi nhận được phản ánh của người dân về tình trạng tôm chết, trạm đã phối hợp với cơ quan liên quan xuống tận địa bàn để tìm hiểu nguyên nhân.
Qua tìm hiểu cho thấy một số hộ mua tôm giống không rõ xuất xứ, thả nuôi không thực hiện đúng quy trình nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
Mặt khác, khi tôm bị bệnh không kịp thời phát hiện nên tôm có dấu hiệu bệnh đầu sữa dẫn đến chết hàng loạt.
“Nhưng cũng có khả năng tôm chết do bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng, khả năng thiếu ôxy cục bộ ở tầng đáy, cộng với vùng nuôi đang có nguy cơ ô nhiễm bởi thức ăn thừa nên tôm chết nhiều”, ông Nho nói.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.