Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp

Báo Phú Yên số 1169, ra ngày 21/10 có thông tin về việc tôm hùm nuôi tại TX Sông Cầu chết hàng loạt. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật nắm thông tin và tiến hành thu 5 mẫu nước để xét nghiệm.
Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰. Các chỉ tiêu độ kiềm và pH nước tại các điểm thu mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép. Các chỉ tiêu về ô nhiễm dinh dưỡng, ô nhiễm hữu cơ như hàm lượng amoniac, nitrit, phosphat tổng, nhu cầu ô xy sinh hóa (COD) thấp hơn ngưỡng cho phép. Không phát hiện ô nhiễm sắt và sulfua. Tại Vũng Mắm, hàm lượng ô xy hòa tan ở các tầng nước mặt, giữa và đáy thấp dưới ngưỡng cho phép, riêng mẫu nước đáy hàm lượng ô xy hòa tan chỉ 3,0mg O2/l. Mẫu nước thu tại Vũng Chào, xã Xuân Phương ngày 19/10 các chỉ tiêu khảo sát đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Từ kết quả xét nghiệm trên, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản kết luận: Các mẫu nước thu tại Vũng Mắm (xã Xuân Phương) có hàm lượng ô xy hòa tan quá thấp, có thể rất thấp vào thời gian nửa đêm về sáng. Đây có thể là nguyên nhân gây chết tôm hàng loạt vào hai ngày 19 và 20/10 tại Vũng Mắm. Khuyến cáo bà con nuôi tôm, nếu tôm nuôi đã đạt cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch sớm, số tôm còn lại có thể tiếp tục bị ảnh hưởng vì sức đề kháng yếu. Ngoài ra tình hình thời tiết có nhiều biến động thất thường, rủi ro cao.
Đối với tôm còn nhỏ phải tiếp tục nuôi dưỡng và theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh độ sâu của lồng linh động tùy theo diễn biến môi trường, tránh để tôm bị ảnh hưởng trực tiếp của nước ngọt, nhưng cũng không treo lồng quá sâu vì có thể sẽ bị thiếu ô xy ở tầng đáy. Bà con cũng nên kiểm soát tốt lượng thức ăn, tránh để dư thừa lâu trong lồng, vì thức ăn thừa phân hủy sẽ làm tiêu tốn lượng lớn ô xy hòa tan trong nước, có thể gây thiếu ô xy và chết tôm.
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.