Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp

Báo Phú Yên số 1169, ra ngày 21/10 có thông tin về việc tôm hùm nuôi tại TX Sông Cầu chết hàng loạt. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật nắm thông tin và tiến hành thu 5 mẫu nước để xét nghiệm.
Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰. Các chỉ tiêu độ kiềm và pH nước tại các điểm thu mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép. Các chỉ tiêu về ô nhiễm dinh dưỡng, ô nhiễm hữu cơ như hàm lượng amoniac, nitrit, phosphat tổng, nhu cầu ô xy sinh hóa (COD) thấp hơn ngưỡng cho phép. Không phát hiện ô nhiễm sắt và sulfua. Tại Vũng Mắm, hàm lượng ô xy hòa tan ở các tầng nước mặt, giữa và đáy thấp dưới ngưỡng cho phép, riêng mẫu nước đáy hàm lượng ô xy hòa tan chỉ 3,0mg O2/l. Mẫu nước thu tại Vũng Chào, xã Xuân Phương ngày 19/10 các chỉ tiêu khảo sát đều nằm trong ngưỡng cho phép.
Từ kết quả xét nghiệm trên, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản kết luận: Các mẫu nước thu tại Vũng Mắm (xã Xuân Phương) có hàm lượng ô xy hòa tan quá thấp, có thể rất thấp vào thời gian nửa đêm về sáng. Đây có thể là nguyên nhân gây chết tôm hàng loạt vào hai ngày 19 và 20/10 tại Vũng Mắm. Khuyến cáo bà con nuôi tôm, nếu tôm nuôi đã đạt cỡ thương phẩm thì nên thu hoạch sớm, số tôm còn lại có thể tiếp tục bị ảnh hưởng vì sức đề kháng yếu. Ngoài ra tình hình thời tiết có nhiều biến động thất thường, rủi ro cao.
Đối với tôm còn nhỏ phải tiếp tục nuôi dưỡng và theo dõi chặt chẽ, điều chỉnh độ sâu của lồng linh động tùy theo diễn biến môi trường, tránh để tôm bị ảnh hưởng trực tiếp của nước ngọt, nhưng cũng không treo lồng quá sâu vì có thể sẽ bị thiếu ô xy ở tầng đáy. Bà con cũng nên kiểm soát tốt lượng thức ăn, tránh để dư thừa lâu trong lồng, vì thức ăn thừa phân hủy sẽ làm tiêu tốn lượng lớn ô xy hòa tan trong nước, có thể gây thiếu ô xy và chết tôm.
Có thể bạn quan tâm

Để khắc phục những tồn tại đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP”giai đoạn 2014 - 2016 nhằm hạn chế dịch bệnh, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ngày 30-1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH Việt Nam (Công ty CP TH), thuộc Tập đoàn TH – THMilk, công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2013, xã vận động nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển một số đất trồng mía sang trồng rau rồi thành lập tổ hợp tác (THT) Rau an toàn tại 3 thôn Ninh An, Phước Hưng Nam và Thạch Nham Tây, nhưng quy mô, hiệu quả nhất là vùng rau Ninh An.

Tình hình nắng hạn kéo dài từ giữa năm 2014 đến nay đã gây ảnh hưởng đến năng suất nhiều loại cây trồng của người nông dân trong tỉnh. Mặc dù là loại cây chịu hạn tốt nhưng với người trồng mía trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), địa phương được xem là “thủ phủ” mía của cả tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Hiện, giá hạt quế được các thương lái thu mua tại chỗ là 280.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay (mức giá trung bình những năm trước chỉ đạt 70.000 đồng/kg). Ước tính hết vụ quế này, người trồng quế Nậm Đét có thể thu về 5 tỷ đồng từ bán hạt quế.