Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.
Hiện toàn tỉnh có hơn 950 trại sản xuất tôm giống cung ứng cho gần 60% nhu cầu con giống trong tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này chỉ mới có hơn 50% diện tích ao đầm nuôi công nghiệp được thả nuôi với diện tích gần 2.800 ha. Một số diện tích nuôi tôm quảng canh cũng đang được thả nuôi cầm chừng.
Sụt giảm bất thường
Anh Vũ Đức Trường, chủ trại sản xuất tôm giống Đức Trường, xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, than thở: “Năm nay lượng người mua tôm giống giảm hơn 50%. Con giống sản xuất ra rồi không biết bán cho ai”.
Vào thời điểm này năm trước, trại giống của anh sau khi trừ chi phí đầu tư còn lãi 50 - 70 triệu đồng. Nhưng hiện tại, tôm post không xuất bán được, anh đang lỗ vốn gần 40 triệu đồng. Và nếu tình hình này cứ kéo dài, trại sản xuất giống đầu tư bạc tỷ của anh sẽ càng khốn khó hơn.
Không chỉ tôm giống bị ế ẩm mà giá cũng sụt giảm đáng kể. Hiện giá dao động từ 20 - 25 đồng/con; năm ngoái giá cho mỗi con từ 28-30 đồng, có lúc cao điểm 40 đồng/con.
Trại sản xuất tôm giống Trung Sơn của anh Nguyễn Văn Tám, ngụ xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi do không bán được, đang đứng trước nguy cơ lỗ hàng trăm triệu đồng. Anh Tám lắc đầu: “Trước giờ thường chỉ lo sản xuất tôm không đạt chất lượng chứ đâu có ngờ tới chuyện sản xuất ra rồi không ai mua như hiện nay”.
Trại tôm, cua giống Tấn Lộc, khóm 1, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân cũng nằm trong tình trạng tương tự. Đợt vừa qua, trại chỉ xuất bán được 5 - 6 triệu post, giảm 50% so với thời điểm này năm trước.
Theo các chủ trại giống, nguyên nhân chủ yếu chính là tình hình tôm giống nhập tỉnh tràn lan khó kiểm soát. Anh Trường bức xúc: “Vẫn biết hằng năm đều có lượng tôm từ tỉnh ngoài du nhập vào, nhưng gần đây số lượng ngày càng nhiều hơn với mức độ dày hơn và giá rẻ hơn nên các chủ trại tại địa phương không đủ sức để cạnh tranh với tôm nhập tỉnh”.
Đi tìm lời giải
Được biết, tôm giống nhập tỉnh có giá chỉ 15 đồng/con. Với giá rẻ mạt này cộng với tình hình thực tế sản xuất tại địa phương đang gặp khó, thì việc người dân lựa chọn con giống địa phương để nuôi rất ít.
Tôm giống nhập tỉnh năm 2012 là 9,94 tỷ con, tăng 2 tỷ con so với cùng kỳ. Đây là con số tăng không phải nhỏ, nó báo động tình hình sản xuất tôm giống địa phương đang sụt giảm dần.
Ông Nguyễn Minh Dân, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận, giãi bày: “Toàn xã có 96 trại sản xuất giống. Hiện có gần 40% trại giống đang “khóc ròng” vì không xuất bán được”.
Trong khi giá thức ăn để sản xuất giống không ngừng tăng, giá tôm giống lại có chiều hướng giảm thì việc duy trì sản xuất là điều rất khó. Anh Tám phân trần: “Nếu thị trường tôm giống cứ đà ảm đạm như thế này, chưa có hướng đi tích cực, thì các ban, ngành cần xem xét hỗ trợ vốn để các trại giống có thể tiếp tục tái sản xuất”.
Anh Nguyễn Quốc Thống, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi, phân trần: “Tình hình nuôi tôm và tôm giống đang có chiều hướng diễn biến không tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của các trại giống. Rất mong một sự hỗ trợ để tìm lối ra cho các trại sản xuất giống tại địa phương hiện nay”.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hội Nông dân TP.Sa Đéc, Dự án trồng hoa kiểng do Trung ương Hội Nông dân đầu tư đã giải ngân cho 50 hộ dân trồng hoa, mỗi hộ từ 10 đến 20 triệu đồng. Với số vốn vay được, nhiều hộ đã đầu tư mở rộng diện tích trồng hoa kiểng, có nguồn vốn mua thêm nguyên, vật liệu sản xuất.

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương tại tỉnh Đồng Tháp do Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với TP.Sa Đéc về các nội dung phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2014 và định hướng phát triển thành phố hoa của địa phương trong thời gian tới.

Hiện nay, nông dân thị trấn Tràm Chim, các xã Phú Thọ, Phú Cường, Phú Đức, Phú Hiệp (huyện Tam Nông) bắt đầu thu hoạch dưa hấu vụ thu đông năm 2014 với tổng diện tích 80ha, giá bán từ 7.000 -10.000 đồng/kg.

Việc tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức về Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là cần thiết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện trong việc nghiên cứu các nội dung, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án. Qua đó, tạo sự đồng thuận thông suốt trong cả hệ thống chính trị ở địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.

Qua triển khai, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông Lê Hoàng Nam đánh giá cao triển vọng của dự án, đồng thời yêu cầu Công ty và Hợp tác xã tôm càng xanh thống nhất về thời gian xuống giống; UBND xã Phú Thành B tăng cường tuyên truyền để bà con đăng ký tham gia nhiều hơn; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án...