Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Được Mùa, Được Giá

Tôm Được Mùa, Được Giá
Ngày đăng: 12/12/2013

Năm 2013, Bình Thuận có dấu hiệu phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ, người nuôi tôm được mùa, được giá và kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, xác định được hướng phát triển rõ ràng đối với nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng đang ở vị trí “soán ngôi”.

Thắng lợi sản xuất, tiêu thụ tôm giống

Toàn tỉnh hiện có 150 cơ sở sản xuất tôm giống với 667 trại, tăng 29 trại so năm 2012. Trong đó, sản xuất giống tôm sú là 48 cơ sở và sản xuất, ương giống tôm thẻ chân trắng là 93 cơ sở, còn lại 9 cơ sở sản xuất giống ốc hương, cua giống, ương giống cá biển. Đặc biệt, năm 2013, tình hình sản xuất kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm được giữ vững.

Các cơ sở sản xuất tôm giống ước đạt 18 tỷ post, đạt 180% kế hoạch, tăng 28,6% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tôm sú là 1,7 tỷ con, tôm thẻ chân trắng 16,3 tỷ con. Để đáp ứng nhu cầu tôm giống trên thị trường, một số cơ sở sản xuất tôm sú đang chuyển sang ương tôm thẻ. Do thời gian ương giống tôm thẻ ngắn hơn, từ đó các cơ sở sản xuất được nhiều đợt vì vậy sản lượng tôm post tăng lên.

Tuy Phong là một trong những vùng nuôi tôm lớn nhất tỉnh nhờ được thiên nhiên ưu đãi nguồn nước thuận lợi cho phát triển tôm giống. Nhiều năm qua, các cơ sở tôm giống hoạt động hiệu quả, sản lượng đạt khá cao. Đến nay, tổng số cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn huyện là 108 cơ sở, sản lượng tôm giống năm 2013 ước đạt 17 tỷ post, đạt 189% KH.

Để theo dõi chặt chẽ chất lượng tôm thẻ chân trắng, Chi cục Thủy sản tăng cường công tác giám sát, cử cán bộ đến từng cơ sở ương nuôi giống tôm thẻ để ghi lại nhật ký sản xuất từng trại, từng giai đoạn, giám sát nguồn nauplius, kiểm dịch tôm giống xuất trại theo từng lô nhằm đảm bảo các lô tôm xuất ra thị trường đảm bảo kích cỡ, chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, chi cục giám sát chặt chẽ tôm bố mẹ nhập khẩu, tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất tôm giống có nhập khẩu tôm bố mẹ. Trong năm, các cơ sở đã nhập về 78 lô tôm thẻ bố mẹ với số lượng 60.285 con, các lô tôm này đều đảm bảo chất lượng và được phép đưa vào sản xuất.

Tôm nuôi phục hồi

Nuôi thủy sản nước lợ của tỉnh tập trung chủ yếu cho nuôi tôm. Năm 2013, theo đánh giá Chi cục Thủy sản: Nuôi tôm nước lợ khá thuận lợi, đặc biệt là 6 tháng cuối năm do giá tôm thương phẩm tăng đột biến so với các năm trước nên đa số bà con nuôi tôm đều có lãi cao.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm, thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng kéo dài nên nhiều vùng nuôi tôm như: xã Tân Thắng, Sơn Mỹ (Hàm Tân); Tân Phước (La Gi); Tân Thuận (Hàm Thuận Nam); Hòa Thắng (Bắc Bình); Chí Công (Tuy Phong) đã xảy ra hiện tượng tôm chết rải rác với các biểu hiện teo gan, đỏ thân, bỏ ăn, bơi lờ đờ khi tôm được 1,5 tháng. Nguyên nhân, do một số hộ nuôi tôm thả giống sớm so với lịch thời vụ, thêm vào đó là diện tích thả nuôi năm 2012 còn lại.

Những tháng cuối năm, tình hình thời tiết ổn định nên các vùng nuôi thả giống, tôm nuôi phát triển tốt, dịch bệnh ít xảy ra, nhiều hộ đạt năng suất cao, cộng với giá tăng cao (khoảng 120.000 - 150.000 đồng/kg, loại 100 con/kg) nên người nuôi phấn khởi và mạnh dạn thả giống. Chỉ riêng trong tháng 10, 11 do mưa bão xuất hiện làm môi trường thay đổi đột ngột nên một số diện tích nuôi bị ảnh hưởng tôm chết rải rác.

Năm 2013, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm toàn tỉnh là 832,49 ha. Nhiều hộ thả nuôi từ 2 - 3 vụ/năm nên diện tích thả giống đạt khoảng 1.370 ha (chưa tính 294,75 ha thả năm 2012) chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tôm sú chỉ có 2,5ha. Diện tích thu hoạch trong năm 1.415 ha, đạt sản lượng 12.742 tấn, năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Diện tích còn lại đang nuôi chuyển sang thu hoạch năm 2014 là 210,95 ha. Tổng diện tích xả bỏ trong năm không thu hoạch khoảng 38,8 ha và thu hoạch sớm để giảm bớt thiệt hại là 11,65 ha.


Có thể bạn quan tâm

Cẩn Trọng Với Vịt Chạy Đồng Cẩn Trọng Với Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (Hậu Giang) đã có nhiều nơi thu hoạch lúa Hè thu. Vịt khắp nơi cũng đang chạy đồng về, thả lan trên những cánh đồng lúa mới vừa thu hoạch xong. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ những đàn vịt chạy từ đồng này sang đồng khác có thể lây lan trên diện rộng.

12/06/2014
Nuôi Rắn Ri Voi Lợi Nhuận Cao Nuôi Rắn Ri Voi Lợi Nhuận Cao

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân - Vĩnh Long) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000 - 900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

21/05/2014
Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

12/06/2014
Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân Hướng Hóa (Quảng Trị) Cấp Miễn Phí Cây Giống Cà Phê Cho Nông Dân

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.

21/05/2014
Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Gần 800 Ha Mía Bị Bệnh, Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng

Thiệt hại cho 1 ha mía bị phá bỏ từ 25 - 40 triệu đồng. Chi cục Bảo vệ thực vật Gia Lai đã khuyến cáo người dân phá bỏ diện tích mía bị nhiễm bệnh, thu gom tiêu hủy để loại trừ mầm bệnh, tránh lây lan sang diện rộng và trồng các loại cây khác trên diện tích mía bị bệnh, sau một năm mới trồng lại mía.

12/06/2014