Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Cua Xen Canh

Tôm Cua Xen Canh
Ngày đăng: 24/10/2014

Nhiều hộ dân ở TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) vốn nuôi tôm 2 - 3 vụ/năm đã chuyển sang nuôi tôm xen cua thương phẩm hoặc vụ 2 chỉ nuôi cua cho hiệu quả cao.

Ông Lê Văn Giỏi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Phú cho biết, toàn xã có 120 ha chuyển sang nuôi tôm xen canh cua, tạo cân bằng sinh thái, hạn chế ô nhiễm, giảm dịch bệnh, tăng sản lượng, góp phần phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ổn định, bền vững.

Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.

Gia đình anh có 2 ha, mỗi vụ chỉ thả 10 vạn tôm giống, 5.000 cua, thời gian thả nuôi từ tháng 3 kết thúc vào tháng 9 ÂL. Thu hoạch sản đạt 1,5 tấn tôm. Cua được thu tỉa từ tháng thứ 4, sau khi trừ tất cả chi phí anh lãi trên 200 triệu đ/vụ.

Hộ gần bên là anh Dương Tấn Thủ cũng thu nhập ổn định nhờ chuyển 2 ha nuôi tôm sú xen canh cua. Anh Thủ cho biết, mỗi năm anh chỉ thả 1 vụ tôm xen canh cua. Thả tôm sú khoảng 15 vạn giống, 5.000 con cua. Nhờ thả thưa, thời gian nuôi kéo lại dài hơn 6 tháng nên tôm, cua đều lớn, năm nào cũng có lãi trên 200 triệu đồng.

Tuy nhiên theo anh Thủ, để nuôi tôm xen canh được thuận lợi cần phải chú ý các khâu, nhất là chuẩn bị ao nuôi. Trước khi thả cần tháo cạn nước đáy ao, nạo vét mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, tu sửa lại những nơi xung yếu, lấp hết lỗ rò rỉ để tránh thất thoát nước. Gia cố cống, làm đăng lưới chắn quanh cống và phía trong ao. Rắc vôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh, cải tạo pH đáy…

Cua giống được mua từ cơ sở SX giống có uy tín trong tỉnh như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, các hộ SX cua giống tại Nha Trang với giá 500 - 700 đ/con.

Ở các phường Ninh Giang, Ninh Hà cũng có nhiều hộ chuyển sang hình thức nuôi tôm xen canh cua vụ 2. Ông Nguyễn Văn Tuấn ở phường Ninh Giang cho biết, nuôi tôm gặp rất nhiều rủi ro về dịch bệnh khiến người nuôi không dám "đánh bạc”.

Tuy nhiên việc nuôi xem canh tôm - cua kết hợp có vốn đầu tư ít. Cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng nhiều thuốc thú y thủy sản như nuôi tôm chuyên canh. Trong khi đó, tôm và cua cũng ít dịch bệnh nên có lãi.

“Gia đình tôi vụ nuôi năm ngoái đầu tư chưa đến 100 triệu đồng để thả nuôi 3.000 con cua xanh kết hợp với 18 vạn con tôm. Sau hơn 5 tháng nuôi, thu hoạch tôm lãi hơn 150 triệu đồng, cua xanh lãi hơn 40 triệu đồng. Vụ nuôi này, tôi tiếp tục thả 4.000 con cua xanh, 15 vạn tôm. Hiện đã hơn 3 tháng nuôi, cua và tôm đều phát triển tốt, hứa hẹn mùa bội thu”, ông Tuấn chia sẻ.

Với mật độ thả cua từ 0,5 - 1 con/m2, mỗi ha cho thu hoạch khoảng 400 - 600 kg cua, giá cua thương phẩm dao động 120.000 - 180.000 đ/kg. Riêng vụ nuôi cua năm ngoái, giá tăng từ 150.000 - 270.000 đ/kg, giúp người nuôi tăng thêm thu nhập gần 20 triệu đ/ha so với chỉ nuôi tôm.


Có thể bạn quan tâm

Cam Trung Quốc “Nhái” Cam Việt Nam Tràn Ngập Thị Trường Cam Trung Quốc “Nhái” Cam Việt Nam Tràn Ngập Thị Trường

Thời gian gần đây, tại các chợ dân sinh cũng như vỉa hè Thủ đô xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang”. Loại cam này có đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.

27/09/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu Hẹp Dần Diện Tích Nuôi Cá Tra

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong hai năm 2015 và 2016, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hẹp dần diện tích nuôi cá tra cho phù hợp với tình hình tiêu thụ trong và ngoài nước.

27/09/2014
Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar Trung Quốc Tạm Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch Từ Myanmar

Thông thường, các thương nhân Trung Quốc mua gạo tại biên giới Muse và vận chuyển vào nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, việc các nhà chức trách liên tục kiểm tra và bắt giữ thương nhân Trung Quốc đã khiến các thương nhân ngừng nhập khẩu gạo từ biên giới Muse.

27/09/2014
Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Gây Nhiều Tác Hại Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Gây Nhiều Tác Hại

Tại buổi tọa đàm, GS. Nguyễn Thơ, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam, đã nêu việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là nguyên nhân làm bộc phát dịch hại và gây nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường hiện đã ở mức báo động.

27/09/2014
Anh Nguyễn Văn Nin Nông Dân Năng Động Anh Nguyễn Văn Nin Nông Dân Năng Động

“Bao nhiêu năm gắn với nghề nông, tôi cảm nhận sâu sắc một điều, mặc dù là người trực tiếp làm ra hạt lúa nhưng chưa bao giờ chúng tôi có cơ hội quyết định giá sản phẩm mình làm ra. Câu chuyện “tới mùa rớt giá” đã trở thành thông lệ khiến nông dân lao đao. Từ đó tôi quyết tâm tìm một hướng đi mới cho mình, cùng bà con nông dân cải thiện thu nhập”.

27/09/2014