Tôm Cua Xen Canh

Nhiều hộ dân ở TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) vốn nuôi tôm 2 - 3 vụ/năm đã chuyển sang nuôi tôm xen cua thương phẩm hoặc vụ 2 chỉ nuôi cua cho hiệu quả cao.
Ông Lê Văn Giỏi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Phú cho biết, toàn xã có 120 ha chuyển sang nuôi tôm xen canh cua, tạo cân bằng sinh thái, hạn chế ô nhiễm, giảm dịch bệnh, tăng sản lượng, góp phần phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ổn định, bền vững.
Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.
Gia đình anh có 2 ha, mỗi vụ chỉ thả 10 vạn tôm giống, 5.000 cua, thời gian thả nuôi từ tháng 3 kết thúc vào tháng 9 ÂL. Thu hoạch sản đạt 1,5 tấn tôm. Cua được thu tỉa từ tháng thứ 4, sau khi trừ tất cả chi phí anh lãi trên 200 triệu đ/vụ.
Hộ gần bên là anh Dương Tấn Thủ cũng thu nhập ổn định nhờ chuyển 2 ha nuôi tôm sú xen canh cua. Anh Thủ cho biết, mỗi năm anh chỉ thả 1 vụ tôm xen canh cua. Thả tôm sú khoảng 15 vạn giống, 5.000 con cua. Nhờ thả thưa, thời gian nuôi kéo lại dài hơn 6 tháng nên tôm, cua đều lớn, năm nào cũng có lãi trên 200 triệu đồng.
Tuy nhiên theo anh Thủ, để nuôi tôm xen canh được thuận lợi cần phải chú ý các khâu, nhất là chuẩn bị ao nuôi. Trước khi thả cần tháo cạn nước đáy ao, nạo vét mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, tu sửa lại những nơi xung yếu, lấp hết lỗ rò rỉ để tránh thất thoát nước. Gia cố cống, làm đăng lưới chắn quanh cống và phía trong ao. Rắc vôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh, cải tạo pH đáy…
Cua giống được mua từ cơ sở SX giống có uy tín trong tỉnh như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, các hộ SX cua giống tại Nha Trang với giá 500 - 700 đ/con.
Ở các phường Ninh Giang, Ninh Hà cũng có nhiều hộ chuyển sang hình thức nuôi tôm xen canh cua vụ 2. Ông Nguyễn Văn Tuấn ở phường Ninh Giang cho biết, nuôi tôm gặp rất nhiều rủi ro về dịch bệnh khiến người nuôi không dám "đánh bạc”.
Tuy nhiên việc nuôi xem canh tôm - cua kết hợp có vốn đầu tư ít. Cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng nhiều thuốc thú y thủy sản như nuôi tôm chuyên canh. Trong khi đó, tôm và cua cũng ít dịch bệnh nên có lãi.
“Gia đình tôi vụ nuôi năm ngoái đầu tư chưa đến 100 triệu đồng để thả nuôi 3.000 con cua xanh kết hợp với 18 vạn con tôm. Sau hơn 5 tháng nuôi, thu hoạch tôm lãi hơn 150 triệu đồng, cua xanh lãi hơn 40 triệu đồng. Vụ nuôi này, tôi tiếp tục thả 4.000 con cua xanh, 15 vạn tôm. Hiện đã hơn 3 tháng nuôi, cua và tôm đều phát triển tốt, hứa hẹn mùa bội thu”, ông Tuấn chia sẻ.
Với mật độ thả cua từ 0,5 - 1 con/m2, mỗi ha cho thu hoạch khoảng 400 - 600 kg cua, giá cua thương phẩm dao động 120.000 - 180.000 đ/kg. Riêng vụ nuôi cua năm ngoái, giá tăng từ 150.000 - 270.000 đ/kg, giúp người nuôi tăng thêm thu nhập gần 20 triệu đ/ha so với chỉ nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.

Theo nhiều nông dân và doanh nghiệp, do giá giống, phân bón đầu tư cho vụ này tăng, cộng với việc giá lúa vẫn đang giảm sút nên khả năng nông dân cùng lắm chỉ lãi 14%.