Tôm Chết Hàng Loạt Vì Ngộ Độc Sứa Và Thuốc Sát Trùng

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Ông Trần Văn Bài ở thôn 1 xã Hạ Trạch cho biết vụ mùa năm nay gia đình ông nuôi thả 1,5 triệu con giống, trên diện tích hơn 1,2 ha theo chu kỳ sau ba tháng chăm sóc (từ tháng Tư đến tháng Bảy), nếu không có gì thay đổi sẽ cho thu hoạch.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ thu hoạch, bỗng nhiên hàng vạn con tôm trong hồ nuôi của gia đình chết hàng loạt.
Tương tự như gia đình ông Bài là gia đình vợ chồng anh Lê Quang Bình ở thôn 2 xã Hạ Trạch có trên 70 vạn con tôm giống vừa mới thả được hơn một tháng, nay đã bị chết hàng loạt khiến vợ chồng anh điêu đứng.
Theo bà Lê Thị Thủy, cán bộ Chi cục Thú y huyện Bố Trạch, nguyên nhân tôm chết được xác định do bị ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Để hạn chế thiệt hại của bà con cũng như sớm tìm ra được căn nguyên khiến tôm chết hàng loạt, trước mắt Chi cục Thú y huyện Bố Trạch yêu cầu các chủ hồ nuôi tôm đóng cống, rải vôi xa bờ ao nuôi, nhằm cô lập với các ao nuôi tôm bị bệnh đồng thời thông báo với các chủ ao nuôi xung quanh để chủ động khống chế.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm để có biện pháp xử lý, yêu cầu chủ hồ nuôi tuyệt đối không được xả nước ra môi trường.
Trước đó, tại xã Mỹ Trạch của huyện Bố Trạch cũng đã có hàng vạn con tôm bị chết nguyên nhân là do bị bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong chăn nuôi, huyện Phú Tân (An Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển đàn bò lai cao sản ở địa phương, góp phần giúp nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Thời gian qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, trời không có mưa nên vùng không chủ động về nguồn nước như ở xã miền núi Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bị hạn nặng. Lúa cháy - ngô khô khiến vụ hè thu mùa có nguy cơ mất trắng.

Hiện nay, nhiều nông dân Thanh Bình (Đồng Tháp) bước vào thu hoạch hành trắng. Nhưng vụ này, cây hành lại rớt giá mạnh khiến nông dân điêu đứng.

Một số giải pháp phòng trị sâu này là cần vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch; sử dụng nấm Trichoderma vệ sinh đất, màng phủ trên vồng khoai trước khi trồng…

Nhằm làm cơ sở để quyết định ngày vào vụ ép mía cho phù hợp, mới đây, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh Hậu Giang, chính quyền địa phương và nông dân trồng mía tiến hành lấy chữ đường (CCS) trên một số giống mía.