Tôm Chết Hàng Loạt Vì Ngộ Độc Sứa Và Thuốc Sát Trùng

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Ông Trần Văn Bài ở thôn 1 xã Hạ Trạch cho biết vụ mùa năm nay gia đình ông nuôi thả 1,5 triệu con giống, trên diện tích hơn 1,2 ha theo chu kỳ sau ba tháng chăm sóc (từ tháng Tư đến tháng Bảy), nếu không có gì thay đổi sẽ cho thu hoạch.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ thu hoạch, bỗng nhiên hàng vạn con tôm trong hồ nuôi của gia đình chết hàng loạt.
Tương tự như gia đình ông Bài là gia đình vợ chồng anh Lê Quang Bình ở thôn 2 xã Hạ Trạch có trên 70 vạn con tôm giống vừa mới thả được hơn một tháng, nay đã bị chết hàng loạt khiến vợ chồng anh điêu đứng.
Theo bà Lê Thị Thủy, cán bộ Chi cục Thú y huyện Bố Trạch, nguyên nhân tôm chết được xác định do bị ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Để hạn chế thiệt hại của bà con cũng như sớm tìm ra được căn nguyên khiến tôm chết hàng loạt, trước mắt Chi cục Thú y huyện Bố Trạch yêu cầu các chủ hồ nuôi tôm đóng cống, rải vôi xa bờ ao nuôi, nhằm cô lập với các ao nuôi tôm bị bệnh đồng thời thông báo với các chủ ao nuôi xung quanh để chủ động khống chế.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm để có biện pháp xử lý, yêu cầu chủ hồ nuôi tuyệt đối không được xả nước ra môi trường.
Trước đó, tại xã Mỹ Trạch của huyện Bố Trạch cũng đã có hàng vạn con tôm bị chết nguyên nhân là do bị bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.

Vụ xoài năm 2014, bà con trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chịu thiệt hại khá nặng do dịch bệnh, giá cả xuống thấp. Do đó, bước sang vụ xoài mới, nhiều nông hộ ở Cam Lâm đã quyết định chuyển giống xoài địa phương sang giống xoài Úc, nhằm nâng cao thu nhập.

Sản lượng đánh bắt thủy sản toàn tỉnh tháng 10/2014 ước đạt 22.529 tấn, lũy kế 10 tháng đạt 172.579 tấn hải sản các loại, đạt 92% kế hoạch năm, tăng 6,1% so cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá tăng 3,2%, tôm tăng 6,6%, hải sản khác tăng 20,5%. Địa phương có sản lượng khai thác tăng nhiều nhất là Tuy Phong (tăng 4.470 tấn), Phan Thiết (tăng 4.381 tấn), La Gi (tăng 1.151 tấn).

Xây dựng những cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh được Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vạch ra kế hoạch mới đây với nội dung rất hấp dẫn, bởi giải quyết đúng vấn đề nông dân đang quan tâm. Đó là tiêu thụ nông sản ổn định thông qua hợp đồng... tuy nhiên, điều khó nhất là tìm được nhà đầu tư.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 9 năm 2014, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu là 11.124 ha giảm 1.624 ha so tháng trước. Tuy nhiên, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (48,20%) so tổng diện tích thanh long của tỉnh.