Tôm Chết Hàng Loạt Vì Ngộ Độc Sứa Và Thuốc Sát Trùng

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Ông Trần Văn Bài ở thôn 1 xã Hạ Trạch cho biết vụ mùa năm nay gia đình ông nuôi thả 1,5 triệu con giống, trên diện tích hơn 1,2 ha theo chu kỳ sau ba tháng chăm sóc (từ tháng Tư đến tháng Bảy), nếu không có gì thay đổi sẽ cho thu hoạch.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến kỳ thu hoạch, bỗng nhiên hàng vạn con tôm trong hồ nuôi của gia đình chết hàng loạt.
Tương tự như gia đình ông Bài là gia đình vợ chồng anh Lê Quang Bình ở thôn 2 xã Hạ Trạch có trên 70 vạn con tôm giống vừa mới thả được hơn một tháng, nay đã bị chết hàng loạt khiến vợ chồng anh điêu đứng.
Theo bà Lê Thị Thủy, cán bộ Chi cục Thú y huyện Bố Trạch, nguyên nhân tôm chết được xác định do bị ngộ độc sứa và thuốc sát trùng.
Để hạn chế thiệt hại của bà con cũng như sớm tìm ra được căn nguyên khiến tôm chết hàng loạt, trước mắt Chi cục Thú y huyện Bố Trạch yêu cầu các chủ hồ nuôi tôm đóng cống, rải vôi xa bờ ao nuôi, nhằm cô lập với các ao nuôi tôm bị bệnh đồng thời thông báo với các chủ ao nuôi xung quanh để chủ động khống chế.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm để có biện pháp xử lý, yêu cầu chủ hồ nuôi tuyệt đối không được xả nước ra môi trường.
Trước đó, tại xã Mỹ Trạch của huyện Bố Trạch cũng đã có hàng vạn con tôm bị chết nguyên nhân là do bị bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với các địa phương khác, thời điểm này người dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) đang tập trung thu hoạch dong riềng, năng suất trung bình ước đạt 60 tấn/ha. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang là mối quan tâm lớn của người dân và các cấp, ngành chức năng.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình, Trần Đình Toàn cho biết, UBND tỉnh vừa ra quyết định số 815/QĐ-UBND về việc bổ sung nấm rơm vào danh mục khuyến khích phát triển ở địa phương.

Gần đây, Sở KH-CN triển khai nhiều mô hình, dự án nhằm khôi phục thương hiệu, tìm hướng đi bền vững cho cây tiêu và sản phẩm tiêu Tiên Phước (Quảng Nam) trên thị trường.

Việc chăm sóc, khai thác vườn cây cao su (CS) chưa hợp lý đã làm ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ, năng suất vườn cây. Để cho vườn cây phát triển ổn định, người trồng CS Bình Dương cần phải tiếp tục được tập huấn để sản xuất hiệu quả hơn.

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, các hội, đoàn thể ở xã Phụ Khánh (huyện Hạ Hoà, Phú Thọ) đã vận động, định hướng cho nông dân thực hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó, mô hình trồng mít Thái Lan siêu sớm được Trạm khuyến nông huyện Hạ Hoà đã tổ chức thực hiện đã đạt kết quả và đang được nhân rộng, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân.