Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Chết Hàng Loạt Do Tồn Dư Chất Bảo Vệ Thực Vật

Tôm Chết Hàng Loạt Do Tồn Dư Chất Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 31/05/2012

Theo kết quả kiểm tra, phân tích của Tổng cục Thủy sản vừa gửi về thì tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt tại tỉnh Phú Yên gần đây là do tồn dư các chất bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin trong môi trường nước.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Tri Phương - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên cho biết: Các chất này từ kênh rạch theo nước vào hồ nuôi tôm hoặc có trong chất diệt tạp, là nguyên nhân chính làm teo gan và tụy của tôm. Sau đó nhiều hồ nuôi lại xả nước thải ra ngoài, làm lây nhiễm nguồn bệnh cho môi trường xung quanh.

Được biết, từ đầu vụ tôm đến nay, Phú Yên có hơn 780ha tôm bị dịch bệnh. Trong đó, tại vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), diện tích tôm bị dịch bệnh gây mất trắng hoặc phải thu hoạch non chiếm đến 90%. Phần lớn hộ nuôi tôm thua lỗ, hộ nhiều thì lỗ vài ba trăm triệu đồng, ít cũng mất 5-7 chục triệu đồng.

Những ngày gần đây, tôm thẻ chân trắng nuôi ở các huyện Núi Thành, Thăng Bình, TP.Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) bỗng dưng chết hàng loạt. Diện tích tôm chết lên đến 50ha. Tình trạng này làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay. Ngày 29.5, một chủ hồ nuôi tôm ở xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, cho hay, ông nuôi 3 hồ tôm với diện tích 1ha. Trong đó, một hồ rộng 2 sào, ông vừa mới trải bạt thả 10 vạn tôm thẻ chân trắng nuôi thử vụ đầu. Nuôi trên 30 ngày, bỗng dưng tôm chết nổi trắng hồ không rõ nguyên nhân. Chưa thu hoạch đã lỗ gần 20 triệu rồi. Theo nhiều chủ hồ nuôi tôm, nuôi tôm thẻ chân trắng vụ này rất khó vì nắng nóng, mưa dông liên tục, nhiệt độ thay đổi thất thường, tôm không sống nổi.

Có thể bạn quan tâm

Tình trạng trộm cắp xoài gia tăng Tình trạng trộm cắp xoài gia tăng

Các hộ nhà vườn 3 xã cù lao Giêng (Chợ Mới - An Giang) phản ánh: Tình trạng trộm cắp xoài ngày một tăng, gây tâm lý bất an cho bà con nông dân. Các vụ trộm thường xảy ra khi vào vụ thu hoạch, do xoài Đài Loan giá cao, dễ bán, dễ cất giấu. Đồng thời, do các chủ vườn không có người trông giữ vườn nên nhiều vụ mất xoài đã xảy ra.

10/08/2015
Nhà vườn cù lao đốn nhãn... trồng nhãn Nhà vườn cù lao đốn nhãn... trồng nhãn

Trước tình hình sâu bệnh và thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế vườn. Hiện nay, nhiều nhà vườn ở 4 xã đầu cù lao Minh (Long Hồ - Vĩnh Long) đốn bỏ nhãn da bò trồng nhãn Ido, nhãn xuồng cơm vàng.

10/08/2015
Nhãn lồng Hưng Yên và Hà Nội chuẩn bị đi Mỹ Nhãn lồng Hưng Yên và Hà Nội chuẩn bị đi Mỹ

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau xuất khẩu thành công vải thiều đi Mỹ, nhãn lồng của Hưng Yên và Hà Nội cũng sẽ được xuất khẩu vào thị trường nổi tiếng khó tính này.

10/08/2015
Dưa hấu bén duyên ở Vinh Lộc (Thừa Thiên Huế) Dưa hấu bén duyên ở Vinh Lộc (Thừa Thiên Huế)

Không chỉ được tiếng là xứ nuôi trồng thủy sản, gần đây nhờ chuyển đổi cây trồng, cây dưa hấu trở thành giống cây chiến lược, giúp người dân 5 xã thuộc vùng khu 3, huyện Phú Lộc (hay còn gọi là Vinh Lộc, Thừa Thiên Huế), phát triển sản xuất và biến nông phẩm này thành hàng hóa.

10/08/2015
Giá dâu tây Đà Lạt tăng cao Giá dâu tây Đà Lạt tăng cao

Hiện, giá các loại dâu tây Đà Lạt tăng cao gấp 2-3 lần so với vài tháng trước, với mức giá dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại. Cũng cùng loại dâu tây này, vài tháng trước người dân chỉ bán với giá 35.000 - 50.000 đồng/kg. Ngoài các loại dâu tây trồng theo phương pháp thông thường; dâu tây trồng trong nhà kính, áp dụng công nghệ sạch cũng đang tăng, được các chủ vườn, trang trại bán với mức giá từ 220.000 - 300.000 đồng/kg.

10/08/2015