Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Chết Hàng Loạt Do Tồn Dư Chất Bảo Vệ Thực Vật

Tôm Chết Hàng Loạt Do Tồn Dư Chất Bảo Vệ Thực Vật
Ngày đăng: 31/05/2012

Theo kết quả kiểm tra, phân tích của Tổng cục Thủy sản vừa gửi về thì tình trạng tôm nuôi bị chết hàng loạt tại tỉnh Phú Yên gần đây là do tồn dư các chất bảo vệ thực vật Cypermethrin, Deltamethrin trong môi trường nước.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Tri Phương - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên cho biết: Các chất này từ kênh rạch theo nước vào hồ nuôi tôm hoặc có trong chất diệt tạp, là nguyên nhân chính làm teo gan và tụy của tôm. Sau đó nhiều hồ nuôi lại xả nước thải ra ngoài, làm lây nhiễm nguồn bệnh cho môi trường xung quanh.

Được biết, từ đầu vụ tôm đến nay, Phú Yên có hơn 780ha tôm bị dịch bệnh. Trong đó, tại vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), diện tích tôm bị dịch bệnh gây mất trắng hoặc phải thu hoạch non chiếm đến 90%. Phần lớn hộ nuôi tôm thua lỗ, hộ nhiều thì lỗ vài ba trăm triệu đồng, ít cũng mất 5-7 chục triệu đồng.

Những ngày gần đây, tôm thẻ chân trắng nuôi ở các huyện Núi Thành, Thăng Bình, TP.Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) bỗng dưng chết hàng loạt. Diện tích tôm chết lên đến 50ha. Tình trạng này làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay. Ngày 29.5, một chủ hồ nuôi tôm ở xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, cho hay, ông nuôi 3 hồ tôm với diện tích 1ha. Trong đó, một hồ rộng 2 sào, ông vừa mới trải bạt thả 10 vạn tôm thẻ chân trắng nuôi thử vụ đầu. Nuôi trên 30 ngày, bỗng dưng tôm chết nổi trắng hồ không rõ nguyên nhân. Chưa thu hoạch đã lỗ gần 20 triệu rồi. Theo nhiều chủ hồ nuôi tôm, nuôi tôm thẻ chân trắng vụ này rất khó vì nắng nóng, mưa dông liên tục, nhiệt độ thay đổi thất thường, tôm không sống nổi.

Có thể bạn quan tâm

Quảng Yên (Quảng Ninh) Trồng Thành Công Giống Cải Củ Hàn Quốc Quảng Yên (Quảng Ninh) Trồng Thành Công Giống Cải Củ Hàn Quốc

Chị Đinh Thị Hằng, một trong những hộ tình nguyện tham gia thực hiện mô hình trình diễn giống rau củ cải Song Jeong - Hàn Quốc cho biết: Thực hiện đúng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn, chị đã nghiêm túc đúng quy trình sản xuất từ gieo trồng đến khâu chăm sóc cải củ.

18/12/2014
Hậu Giang Chuyển Giao Kỹ Thuật Cấy Nấm Xanh Cho Nông Dân Hậu Giang Chuyển Giao Kỹ Thuật Cấy Nấm Xanh Cho Nông Dân

Tính đến nay, trung tâm đã hỗ trợ 1.650 đĩa nấm và trên 5.600 bịch thành phẩm nấm xanh cho nông dân các huyện Vị Thủy, Long Mỹ và Phụng Hiệp, đạt 82,5% kế hoạch cấy. Với mô hình này, đã quản lý được hơn 1.120ha lúa để phòng trừ rầy nâu ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, giúp nông dân nắm kỹ thuật sản xuất, cũng như sử dụng nấm xanh để quản lý dịch hại trên lúa.

18/12/2014
Bệnh Trắng Lá Mía Ở Thị Xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) Bệnh Trắng Lá Mía Ở Thị Xã Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Bệnh tập trung gây hại trên mía đẻ nhánh, vươn lóng. Bệnh trắng lá mía chưa có thuốc đặc trị, biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh. Do vậy, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa khuyến cáo nông dân: Đối với diện tích mía thời kỳ cây con, bị nhiễm bệnh nhẹ cần nhổ tiêu hủy và rắc vôi vào hốc cây bị bệnh để hạn chế lây lan.

18/12/2014
VietGAP Và Nhận Thức Của Nông Dân VietGAP Và Nhận Thức Của Nông Dân

Không ít nông sản đạt chứng nhận VietGAP nhưng vẫn bán với giá cả như sản xuất thường là một thực tế diễn ra tại rất nhiều hợp tác xã hiện nay. Nhưng đằng sau câu chuyện đầu ra, nhiều chuyên gia nhận định “cái được trước mắt là qua những buổi tập huấn làm theo quy trình, ít nhiều nông dân nhận thức được thế nào là sản xuất an toàn”.

18/12/2014
Lúa ST 5 Không Bán Được Nông Dân Lo Lắng Lúa ST 5 Không Bán Được Nông Dân Lo Lắng

Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.

18/12/2014