Tôm chết hàng hoạt do dịch bệnh và thời tiết nắng nóng

Trong tổng số gần 700ha tôm nuôi tại vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), thì có đến 80ha tôm bị chết; vùng nuôi tôm ven đầm Ô Loan, huyện Tuy An có trên 20ha tôm bị chết và vùng nuôi tôm ở TX Sông Cầu có 20ha bị bệnh và chết. Theo Chi cục Thú y tỉnh, kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy, tôm chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy.
Người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa cho biết, dù tìm nhiều cách để tăng sức đề kháng cho tôm, nhưng do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến môi trường nước thay đổi, dẫn đến sức đề kháng của tôm suy giảm, các loại vi rút và vi khuẩn có cơ hội phát triển trong môi trường nước và gây hại tôm. Nhiều hộ nuôi phải thu hoạch tôm sớm với năng suất thấp, bán với giá từ 50.000 đồng đến 90.000 đồng/kg, nên phần lớn người nuôi bị lỗ vốn.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Cách đây 7 năm, do giá nhãn tiêu quế bấp bênh nên nông dân Nguyễn Văn Tân đã quyết định đốn bỏ vườn nhãn đang trong thời kỳ xanh tốt và cho trái sai để thay thế bằng cây sầu riêng. Điều đó đã làm cho nhiều hộ ở ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định (Chợ Lách - Bến Tre) - nơi ông sinh sống không khỏi ngạc nhiên. Những kết quả hôm nay đã chứng minh rằng: năng động và nhạy bén là một trong những yếu tố quan trọng để đi đến thành công.

Theo thông tin từ Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải thiều đến nay, có khoảng 7.200 tấn vải sớm được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế này.

Quan sát vườn cam Canh, nói đúng hơn là đồi trồng cây ăn quả các loại rộng hơn 1ha của gia đình Chỉnh, chúng tôi thấy anh sắp xếp rất khoa học. Phần diện tích trên dốc cao anh trồng vải U Hồng, giống vải chín sớm, có chất lượng thơm ngon; phần dưới chân đồi anh dành để trồng cam Canh, cùng bưởi Diễn, cam Vinh

Vườn thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP của gia đình anh Nguyễn Đình Lưu chuẩn bị cho ra trái vụ mới.