Tôm chết hàng hoạt do dịch bệnh và thời tiết nắng nóng

Trong tổng số gần 700ha tôm nuôi tại vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), thì có đến 80ha tôm bị chết; vùng nuôi tôm ven đầm Ô Loan, huyện Tuy An có trên 20ha tôm bị chết và vùng nuôi tôm ở TX Sông Cầu có 20ha bị bệnh và chết. Theo Chi cục Thú y tỉnh, kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy, tôm chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy.
Người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa cho biết, dù tìm nhiều cách để tăng sức đề kháng cho tôm, nhưng do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến môi trường nước thay đổi, dẫn đến sức đề kháng của tôm suy giảm, các loại vi rút và vi khuẩn có cơ hội phát triển trong môi trường nước và gây hại tôm. Nhiều hộ nuôi phải thu hoạch tôm sớm với năng suất thấp, bán với giá từ 50.000 đồng đến 90.000 đồng/kg, nên phần lớn người nuôi bị lỗ vốn.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi rắn ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) mới xuất hiện vài năm gần đây nhưng đã phát triển mạnh và sản phẩm rắn đã xuất khẩu ra nhiều nước trong khu vực châu Á, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho người dân.

Tỉnh Đồng Nai, nơi được coi là “vương quốc heo” đang điêu đứng vì giá heo liên tục tụt dốc, từ 52.000 đ/kg nay chỉ còn 42.000 đ/kg. Điều đáng nói, trong khi nhiều mặt hàng như lúa gạo, cá ba sa, cá tra khi giá rớt “đáy” Chính phủ đều có gói giải pháp để cứu, nhưng con heo thì chẳng thấy ai quan tâm.

Ông Lộc Mậu Triển - Chủ tịch HĐQT Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Chiềng Sung đã trở thành người bạn thân thiết của nhà nông Tây Bắc, là người có công đầu đưa Sơn La thành vựa ngô của cả miền Bắc.

Nhiều nhà vườn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, thanh long ruột đỏ là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Những ngày tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạng khá dày. Ngư dân vùng biển Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong, Bình Thuận) thu nhập khấm khá từ bắt cá mú con.