Tôm chết hàng hoạt do dịch bệnh và thời tiết nắng nóng

Trong tổng số gần 700ha tôm nuôi tại vùng hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa), thì có đến 80ha tôm bị chết; vùng nuôi tôm ven đầm Ô Loan, huyện Tuy An có trên 20ha tôm bị chết và vùng nuôi tôm ở TX Sông Cầu có 20ha bị bệnh và chết. Theo Chi cục Thú y tỉnh, kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy, tôm chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy.
Người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa cho biết, dù tìm nhiều cách để tăng sức đề kháng cho tôm, nhưng do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến môi trường nước thay đổi, dẫn đến sức đề kháng của tôm suy giảm, các loại vi rút và vi khuẩn có cơ hội phát triển trong môi trường nước và gây hại tôm. Nhiều hộ nuôi phải thu hoạch tôm sớm với năng suất thấp, bán với giá từ 50.000 đồng đến 90.000 đồng/kg, nên phần lớn người nuôi bị lỗ vốn.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện phương án này, lớp đất mặt của diện tích đất lúa chuyển mục đích sử dụng sẽ được nạo vét, sau đó chuyển đến khu đất cần cải tạo. Khu đất cải tạo sẽ được san phẳng, gia cố bờ vùng, bờ thửa và cày bừa lại. Tổng kinh phí để thực hiện phương án này là 170 triệu đồng, do các chủ đầu tư chi trả.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã.

Các mô hình trồng rừng để phát triển kinh tế cũng được quan tâm. Điển hình là mô hình thâm canh cây gỗ lớn, như: xoan, lát tại xã Mường Lý với quy mô 8 ha, có 16 hộ gia đình tham gia. Qua kiểm tra sơ bộ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt từ 85 đến 90%...

Theo hướng dẫn lịch thời vụ, vụ gieo cấy lúa trên đất nuôi tôm gần kề, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân xả nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để cải tạo đất ngay từ đầu mùa mưa. Độ mặn trong ruộng cần ổn định ở mức dưới 2%o trong thời gian ít nhất 30 ngày trước khi gieo cấy.

Những ngày này, hơn 1,5 ha đất lúa của ông Thắng đã ngả màu vàng óng. Nước trên ruộng đang được ông chắt cạn dần. Những con ba ba đủ cỡ lần lượt bò xuống ao lắng rộng hơn 1.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Nhờ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi ba ba và nuôi cá mà vụ lúa nào gia đình tôi cũng thu hoạch đạt hiệu quả cao.