Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Càng Xanh Toàn Đực Cứu Nông Dân

Tôm Càng Xanh Toàn Đực Cứu Nông Dân
Ngày đăng: 05/12/2013

Thời gian gần đây, ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang đã đưa giống tôm càng xanh toàn đực vào nuôi thay thế tôm càng xanh trước đây. Việc thay thế này bước đầu đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.

Thực trạng

Tôm càng xanh toàn đực là giống tôm cải thiện di truyền có xuất sứ từ Israel (một ứng dụng mới mang hàm lượng khoa học cao). Trong quá trình cho sinh sản, tôm cái được loại bỏ, tôm đực được để lại phát triển. Tôm đực nuôi lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, kích cỡ đồng đều. Thời gian nuôi từ 4 – 6 tháng là thu hoạch. Thịt chắc, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa thích.

“Tôm toàn đực đã cứu nông dân vùng này” - ông Văng Công Hường, hộ nuôi tôm xã Phú Thuận (Thoại Sơn), nói. Phong trào nuôi tôm mùa lũ của nông dân trong tỉnh bắt đầu từ năm 1998 với diện tích 4 héc-ta của ông Trần Văn Săn (xã Phú Thuận). Lúc đó, con giống được nhập từ Thái Lan. Cao điểm của phong trào nuôi tôm trong mùa lũ là năm 2002 – 2003, với diện tích thả nuôi lên đến 460 héc-ta (220 hộ). 5 năm trở lại đây, diện tích nuôi tôm càng xanh sụt giảm đáng kể, nay chỉ còn 158 héc-ta với 46 hộ nuôi. Nguyên nhân là do con giống không đạt chất lượng, năng suất thấp, môi trường nước bị ô nhiễm, giá cả bấp bênh nên nông dân “trắng tay”.

“Những năm trước, con giống tôm càng xanh bị bệnh đục thân nên tỷ lệ hao hụt rất cao. Thời điểm xảy ra loại bệnh này là từ năm 2008 - 2009. Ở xã Phú Thuận đã có nhiều vuông tôm do bị bệnh này và chết muốn hết vuông” - anh Lê Văn Sang, cán bộ Thủy sản, xã Phú Thuận, chia sẻ.

Trước thực trạng này, Trung tâm Giống thủy sản An Giang kết hợp với Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại - Sản xuất Bước Tiến Xanh (TP. Hồ Chí Minh) và Tập đoàn Tiran (Israel) đưa giống tôm càng xanh toàn đực từ Israel về nuôi thử nghiệm tại đồng ruộng An Giang, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Vụ tôm 2013, ông Văng Công Hữu (xã Phú Thuận) thả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên diện tích 5 héc-ta. Sau 6 tháng nuôi, tôm cho năng suất trung bình 1,4 tấn/héc-ta, trừ chi phí đầu tư (từ 120 triệu – 130 triệu đồng/héc-ta), ông Hữu lãi được từ 70 triệu – 80 triệu đồng/héc-ta.

“Tôm càng xanh toàn đực Israel tỷ lệ sống trên 80%, cao hơn nhiều so với giống tôm trước đây. Tôm phát triển rất đồng đều, ít bệnh, nuôi từ 4 – 6 tháng là thu hoạch. Năng suất thấp nhất cũng 1,2 tấn/héc-ta - ông Hữu chia sẻ. Ở Phú Thuận, ngoài ông Hữu thả nuôi 5 héc-ta trong niên vụ 2013, còn có ông Văng Công Hường, thả nuôi 1,5 héc-ta cho năng suất bình quân 1,5 tấn/héc-ta và nhiều hộ nuôi khác.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang cho biết, năm 2014, giá con giống tôm càng xanh toàn đực (loại 80.000 – 90.000 con/kg) do trung tâm bán ra là 450 đồng/con. Nuôi tôm càng xanh toàn đực là chương trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích nuôi. Năm 2013, trung tâm đã đưa ra cộng đồng nuôi thử nghiệm 13 triệu con giống, cho hiệu quả cao. Dự kiến năm 2014, trung tâm sẽ sản xuất và đưa ra cộng đồng 250 triệu con giống để phục vụ nông dân trong tỉnh và các tỉnh ĐBSCL” - bà Trinh cho biết.

Để phát triển bền vững, nông dân nuôi tôm cần liên kết lại với nhau, chủ động hợp tác với các đơn vị tiêu thụ (thông qua hợp đồng kinh tế), nhằm tìm đầu ra ổn định cho con tôm.


Có thể bạn quan tâm

Có một Thủ đô ăn gà lông Có một Thủ đô ăn gà lông

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

22/11/2015
Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định

Ngày 19/11, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội.

22/11/2015
Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ

Đối với người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì cây bời lời trắng không còn xa lạ bởi từ lâu loại cây này đã có mặt hầu như ở khắp nơi, từ khe suối đến dốc đá cao. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại của nó rất thấp nên người dân chẳng mấy quan tâm tới loại cây này.

22/11/2015
Cà phê mất mùa, mất giá Cà phê mất mùa, mất giá

Gia Lai hiện có khoảng 78.000 ha cà phê kinh doanh đang đối mặt với tình trạng giảm năng suất, chất lượng, cộng với giá cà phê đang xuống thấp khiến người nông dân thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh bước vào thu hoạch cà phê.

22/11/2015
Chủ động sản xuất vụ lúa đông xuân Chủ động sản xuất vụ lúa đông xuân

Vụ sản xuất lúa đông xuân 2015 - 2016, TP Cần Thơ dự kiến gieo sạ khoảng 86.770 ha, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thành phố đã và đang tích cực khuyến cáo nông dân chuẩn bị cho mùa vụ thật chu đáo, đảm bảo ăn chắc trong vụ lúa này.

22/11/2015