Tôm Càng Xanh Mùa Lũ Trúng Giá

Sau khi giảm 10.000 đồng/kg vào đầu tháng 10, hiện tôm càng xanh nuôi trong mùa lũ tại Đồng Tháp đã bất ngờ tăng giá mạnh trở lại, lên mức giá cao nhất từ trước đến nay
Ông Lê Thành Công ở ấp Phú Bình, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, Đồng Tháp - người có 5 héc ta diện tích mặt nước nuôi tôm càng xanh mùa lũ 2011 cho biết, hiện tại tôm càng xanh ôm trứng được thương lái trực tiếp vào ruộng của bà con nông dân cân với giá 100.000 - 105.000 đồng/kg (loại 40 con/kg), tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10; tôm loại 30 con/kg có giá 110.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; loại 20 con/kg tăng 10.000 đồng/kg lên mức giá 145.000 đồng/kg.
Đặc biệt, đối với tôm càng xanh thịt loại 50 - 60 gram/con có giá 270.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg; loại 70 gram/con trở lên có giá cao nhất đến 310.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng/kg so với mức giá ngày 10/10, đây cũng là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Tương tự, tại thị trấn Tràm Chim, xã Phú Thọ, xã Phú Thành A… hiện giá tôm càng xanh mùa lũ cũng đã tăng từ 10.000 - 30.000 đồng/kg so với mức hồi giá đầu tháng 10.
Ông Nguyễn Văn Hiếu ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cho biết, giá tôm càng xanh tăng mạnh là do thương lái đẩy mạnh thu mua đưa sang Campuchia tiêu thụ.
Ông Công nói, từ nay đến giữa tháng 11, nếu giá tôm vẫn duy trì ổn định như hiện nay, tình hình tôm nuôi vẫn đạt đầu tấn (năng suất) như mọi năm, mỗi héc ta đất nuôi tôm sau khi trừ đi các khoản chi phí gồm con giống, thức ăn, nhân công… bà con còn lãi bình quân trên dưới 100 triệu đồng.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tính đến cuối tháng 10 này, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thả nuôi được trên 1.275 héc ta tôm càng xanh.
Có thể bạn quan tâm

Anh Đinh Văn Ngọc - thế hệ 9X phát triển thành công nuôi hàu ghép cá thương phẩm, trở thành tấm gương làm giàu cho thanh niên địa phương.

Nông dân tại Ninh Thuận ngày càng ý thức được vai trò của việc sản xuất cây ăn quả theo quy trình kỹ thuật bài bản.

Ở miền núi Thanh Hóa, mô hình trồng cây đậu thiều làm cây chủ để thu cánh kiến đỏ cho thu nhập gấp hàng chục lần trồng rừng, nhưng dân lại chưa mặn mà.

Vùng biển Quảng Ninh có loài rong biển dược tính rất cao, nếu được nuôi trồng để cung ứng nguyên liệu cho các đơn vị chiết xuất tân dược, sẽ là hướng phát triển

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một bức tranh đa sắc màu với sự lung linh huyền ảo từ những hồ kính nuôi tôm cảnh nơi đây.