Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.
Anh Nguyễn Văn Bừa - ngụ ấp Bình Thành B, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự cho biết, Vụ nuôi này, anh thả nuôi lên 100 ngàn con tôm giống, với giá 180 đồng/con, trên diện tích khoảng 1,2 ha. Do năm nay nước ít tôm không phát triển, nhiễm bệnh, tốn nhiều chi phí. Sau hơn 5 tháng thả nuôi, anh thu hoạch tổng sản lượng chỉ đạt khoảng 520 kg, bán tôm loại I với giá 120.000 đồng/kg, loại II với giá 80.000 đồng/kg, trừ chi phí anh không có lãi. Anh Bừa cho biết thêm, năm nay nước lũ về muộn và nhỏ nên hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây đều không có lãi.
Dự kiến, đến khoảng trung tuần tháng 11/2012, vụ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trong mùa nước nổi ở thị xã hồng Ngự sẽ thu hoạch dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ nuôi dê, gia đình ông Hà Phước Khánh (thôn 6, xã Bình Dương, Thăng Bình) có được nguồn thu hàng trăm triệu đồng sau mỗi năm. Đáng kể hơn, từ nguồn thu này, gia đình đã nuôi các con ăn học thành tài.

Sáng Chủ nhật vừa rồi, lên xã Điện Thọ, Tư tôi tình cờ gặp vợ chồng anh Sáu Châu Thủy vác cuốc ra đồng. Nghe hỏi đến chuyện chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân 2015 - 2016, anh Sáu than phiền: “Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là gia đình tui triển khai gieo sạ 5 sào lúa rồi.

Hiện nay, tổng nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi vừa và lớn trên địa bàn tỉnh tích đạt hơn 77% dung tích hữu ích, thiếu hơn 156 triệu mét khối.

Người nuôi cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh đang thua lỗ khi cá thương phẩm đang bị giảm giá đến 6 nghìn đồng/kg. Điều đáng nói là chi phí sản xuất quá cao mà sản phẩm lại chưa tìm được thị trường xuất khẩu.

Với mô hình nuôi dế, anh Nguyễn Văn Hưng (thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn) đã vươn lên làm giàu bằng đam mê và sự kiên trì của mình.