Tôm Càng Xanh Đang Vào Thời Điểm Thu Hoạch Rộ Ở Đồng Tháp

Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.
Anh Nguyễn Văn Bừa - ngụ ấp Bình Thành B, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự cho biết, Vụ nuôi này, anh thả nuôi lên 100 ngàn con tôm giống, với giá 180 đồng/con, trên diện tích khoảng 1,2 ha. Do năm nay nước ít tôm không phát triển, nhiễm bệnh, tốn nhiều chi phí. Sau hơn 5 tháng thả nuôi, anh thu hoạch tổng sản lượng chỉ đạt khoảng 520 kg, bán tôm loại I với giá 120.000 đồng/kg, loại II với giá 80.000 đồng/kg, trừ chi phí anh không có lãi. Anh Bừa cho biết thêm, năm nay nước lũ về muộn và nhỏ nên hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây đều không có lãi.
Dự kiến, đến khoảng trung tuần tháng 11/2012, vụ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa trong mùa nước nổi ở thị xã hồng Ngự sẽ thu hoạch dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.

Ngày 5-8, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng cà phê rụng trái bất thường tại xã Tam Bố (huyện Di Linh) trong thời gian gần đây.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng, đưa kinh tế đồi rừng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ vậy, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Xác định đưa cơ giới hóa vào sản xuất là động lực để hiện đại hóa nền nông nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết tâm ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập.