Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm, cá Vĩnh Tân chết do đâu

Tôm, cá Vĩnh Tân chết do đâu
Ngày đăng: 18/10/2015

Chúng tôi tìm đến nhà chị Bùi Thị Kim Oanh, thôn Vĩnh Phúc - xã Vĩnh Tân vào những ngày đầu tháng 10.

Là một trong những người nuôi cá lồng bè lâu năm nhất vùng biển này, có lẽ chị Oanh hiểu rõ hơn ai hết từ nguồn nước, giống nuôi cũng như những sự cố bất thường do thiên nhiên mang đến.

Hơn 15 năm trong nghề nuôi cá bớp, cá mú, tôm hùm xanh với số lượng khá lớn, chị cho biết chưa năm nào lại bị sự cố cá chết đột ngột như vừa rồi.

Theo kinh nghiệm của những người dân nuôi cá lồng bè nơi đây, khoảng 3 – 4 năm sẽ có vài đợt thủy triều đỏ, sứa độc thường xuất hiện vào tháng 3, 6, 7, lúc ấy cá nuôi lồng bè sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên nếu bị thủy triều đỏ, cá nuôi ở tất cả các lồng đều bị chết và chết dần trong 1 – 2 ngày, tỷ lệ cá chết chỉ vài trăm con.

Riêng sự cố ngày 12/9 vừa qua, chỉ có 4 lồng bè nuôi gần nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân bị ảnh hưởng.

Hàng ngàn cá lớn lẫn cá bé đột tử trong vòng nửa tiếng đồng hồ.

Hơn nữa, cá chết vào lúc nửa đêm nên các hộ nuôi không kịp trở tay, thiệt hại kinh tế không nhỏ.

Từ ngày nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động, các hộ dân nuôi cá nơi đây không biết phải di dời lồng bè bao nhiêu lần vì sợ ảnh hưởng nguồn nước xả thải từ nhà máy nhiệt điện.

Hiện nay các hộ nuôi đã kéo bè ra xa, cách nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân khoảng 1km.

Theo số liệu từ UBND xã Vĩnh Tân, tại khu vực nuôi lồng bè có 181 lồng đang nuôi/ tổng 362 lồng/12 hộ nuôi, đối tượng nuôi chủ yếu là cá bớp, cá mú và một ít tôm hùm xanh.

Theo thống kê có khoảng 3.000 con cá chết/4 bè thuộc 5 hộ nuôi, trong đó 1.400 con cá cỡ 1,5 – 1,9 kg/con, 80 con cỡ 2 – 2,8 kg/con và khoảng 1.000 con cá giống mới thả.

Anh Nguyễn Văn Tâm – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân cho biết, sau khi sự việc xảy ra, Chi cục Thủy sản phối hợp Trạm Xét nghiệm - Kiểm dịch Thủy sản Vĩnh Tân đã tiến hành lấy mẫu nước xét nghiệm.

Theo khảo sát bước đầu của Chi cục Thủy sản, tại các bè nuôi không có dấu hiệu của hiện tượng thủy triều đỏ hoặc sứa độc.

Nguyên nhân làm cá nuôi bị chết hàng loạt, theo người nuôi nghi do Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả nước thải ra khu vực nuôi lồng bè làm ô nhiễm nguồn nước, bởi hiện tượng cá chết chủ yếu xảy ra ở các bè nuôi cá gần nhà máy nhiệt điện.

Sau sự cố đó, Chi cục Thủy sản đã có Công văn 479/CCTS đề nghị Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường) tổ chức điều tra, lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường nước tại khu vực xả thải của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, để xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử lý.

Tuy nhiên, đến ngày 6/10 vừa qua, Chi cục Bảo vệ Môi trường mới tiến hành lấy mẫu xét nghiệm và đến nay vẫn chưa có kết quả.

Nhiều người cho rằng, sau gần 1 tháng cá chết hàng loạt, ngành chức năng mới lấy mẫu thì kết quả liệu có chính xác?


Có thể bạn quan tâm

Tạo Điều Kiện Để Hợp Tác Xã Liên Kết Với Doanh Nghiệp Tạo Điều Kiện Để Hợp Tác Xã Liên Kết Với Doanh Nghiệp

3 năm qua, huyện vận động thành lập mới 10 HTX, đồng thời giải thể 4 HTX. Đến nay, toàn huyện có 26 HTX (20 HTX dịch vụ nông nghiệp, 3 HTX phi nông nghiệp, 3 quỹ tín dụng nhân dân) và 244 THT. Điểm nổi bật của những HTX nông nghiệp là đầu tư các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, đồng thời bước đầu tổ chức cho nông dân tiến đến sản xuất nông sản theo hướng GAP.

10/09/2014
Tạo Sức Bật Cho Nông Dân Từ Dự Án Cạnh Tranh Nông Nghiệp Tạo Sức Bật Cho Nông Dân Từ Dự Án Cạnh Tranh Nông Nghiệp

Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

10/09/2014
Tây Hòa (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm Tây Hòa (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa (Phú Yên) triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các hợp tác xã Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Phong và Hòa Phú với quy mô 11.500m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.

11/09/2014
Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú

Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Ấn Độ chỉ nên nuôi một vụ tôm chân trắng thay vì 2, mật độ thả thấp và chú trọng nuôi tôm cỡ lớn. Điều này cũng tương tự như các phương pháp được sử dụng để nuôi tôm sú, loài nuôi truyền thống ở Ấn Độ trong suốt 25 năm qua.

11/09/2014
Chuyện Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Vùng Ven Biển Kim Sơn Chuyện Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Vùng Ven Biển Kim Sơn

Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất Kim Sơn (Ninh Bình) bằng cách riêng, đó là mỗi năm ban tặng vùng đất này chừng 120 ha đến 150 ha đất phù sa lấn biển. Trong mấy năm gần đây, nhờ hỗ trợ của các nguồn lực từ Nhà nước trong việc xây dựng các tuyến đê quai lấn biển, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Kim Sơn đang có xu hướng phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào sự đổi thay của mảnh đất vốn nghèo khó này.

11/09/2014