Tôm Bơm Rau Câu Đe Dọa Xuất Khẩu Tôm

Tình trạng tôm “bơm rau câu” chứa tạp chất (agar) đe dọa thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam và đòi hỏi các biện pháp khắc phục cấp bách.
Đó cũng là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm ở Hội nghị Tổng kết xuất khẩu tôm do Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức chiều ngày 3-1 tại TPHCM.
Theo Vasep, vừa qua nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về việc phát hiện agar trong các lô hàng tôm đông lạnh.
Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn thủy sản Minh Phú, một lý do dẫn đến tình trạng tôm chứa agar tồn tại dai dẳng là do sự dễ dãi đối với chất lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc, hiện là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam chỉ sau Mỹ và Nhật. Tôm chiến đến 70% xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, chưa kể đến xuất khẩu tôm theo đường tiểu ngạch.
Theo các doanh nghiệp, tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn nếu không có biện pháp khắc phục cấp bách.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các doanh nghiệp kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến xuất khẩu và thông báo ngay cho các cơ quan chức năng các trường hợp cơ sở cung cấp nguyên liệu có chứa tạp chất.
Theo Vasep, 11 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt trên 2,8 tỉ đô la Mỹ và ước tính cả năm 2013 sẽ đạt trên 3 tỉ đô la Mỹ, tăng 36% so với năm 2012. Dự báo năm 2014, xuất khẩu tôm có thể duy trì kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỉ đô la Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Mường Ảng là huyện trọng điểm nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh. Cà phê đã trở thành cây mũi nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhân dân các dân tộc trong huyện.

Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chủ sở hữu các nhãn hiệu nông sản phải củng cố, sắp xếp lại tổ chức quản lý nhãn hiệu, xây dựng và rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất gắn với nhãn hiệu.

Mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân 4 xã: Định Hòa, Phong Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới của huyện Lai Vung đã chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập kinh tế cao, trong đó huệ trắng là loại cây màu đang được nông dân trồng luân phiên trên chân ruộng với diện tích trên 200ha.

Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.